Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Có cần phải lấy ráy tai – Bít tắc tai do ráy tai

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » Có cần phải lấy ráy tai – Bít tắc tai do ráy tai

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công

      Bít tắc tai do ráy tai là gì?

      Sự bít tắc xảy ra khi ráy tai rất nhiều đủ gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Bình thường, ráy tai giúp bảo vệ bên trong tai và đề phòng chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nhưng nếu quá nhiều ráy tai có thể gây ra các triệu chứng như đau và nghe kém.

      Ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi dễ bị bít tắc tai do ráy tai hơn những người khác.

      Có cần phải lấy ráy tai - Bít tắc tai do ráy tai

      Nguyên nhân nào gây bít tắc tai do ráy?

      Có nhiều nguyên nhân như:

      • Các bệnh lí ảnh hưởng tới tai – có 1 số vấn đề có thể ảnh hưởng tới cấu trúc (hình thể) ở bên trong tai, dẫn tới khó khăn trong việc tống xuất ráy tai ra ngoài 1 cách tự nhiên, ví dụ như các vấn đề bệnh lí da , dẫn tới da bong ra quá nhiều có thể dẫn tới khối ráy tai lớn trong tai.
      • Ống tai hẹp – ở 1 số người ống tai thì rất hẹp, những người ngày hay bị nút ráy tai hơn người khác. Ống tai 1 người bình thường có thể bị hẹp thứ phát sau 1 chấn thương hoặc sau nhiễm trùng nặng.
      • Những thay đổi trong ráy tai và bề mặt ống tai do sự lão hóa – khi người ta già đi, ráy tai của họ trở nên cứng và dày hơn. Điều này dẫn tới khó khăn trong việc tống xuất ráy tai ra ngoài.
      • Thói quen lấy ráy tai không đúng – 1 số người cố gắng làm sạch tai của mình bằng tăm bông (Q – Tips) hoặc bằng các dụng cụ khác. Điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong tai thay vì lấy được nó ra ngoài, do đó dẫn tới bít tắc.
      • Tạo nhiều ráy tai quá mức – 1 số người bản thân họ có nhiều ráy tay hơn người khác. Điều này có thể xảy ra khi nước vào tai, hoặc khi tai bị chấn thương. Nhưng có 1 số người tự họ có nhiều ráy tai từ trước mà không có bất kỳ lý do gì .

      Triệu chứng của bít tắc tai do ráy như thế nào?

      • Nghe kém
      • Đau tai
      • Nghe thấy tiếng ồn âm cao (ringing noise) trong tai
      • Cảm thấy nặng, bít tắc khó chịu trong tai

      Những triệu chứng này có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 tai.

      Tôi có cần tới gặp bác sĩ Tai mũi họng không?

      Nếu bạn hoặc con bạn có bất kì triệu chứng nào vừa kể trên bạn nên tới gặp gặp bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra bên trong tai bạn có vấn đề gì khác gây các triệu chứng đó không như nhiễm trùng chẳng hạn.

      Tôi có nên làm sạch tai cho con tôi (hoặc cho tôi) tại nhà không?

      Không!

      Chúng ta không cần phải làm sạch bên trong tai 1 cách thường xuyên, đưa bất cứ thứ gì vào trong tai đều có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn và gây ra bít tắc. Thậm chí tổn thương ống tai ngoài, tổn thương màng nhĩ.

      Điều trị bít tắc tai do ráy như thế nào?

      Có vài cách để lấy ráy tai ra ngoài. Bác sĩ sẽ dùng các phương pháp này chỉ khi bệnh nhân có triệu chứng mà thôi. Bác sĩ không khuyên lấy ráy tai ở những người không có triệu chứng kể cả khi tai của họ bít đầy ráy tai.
      Đôi khi bác sĩ cũng sẽ lấy ráy tai cho 1 số đối tượng có bít tắc bởi ráy – những người mà không thể biểu thị cho người khác biết liệu họ có khó chịu hay không, ví dụ trẻ quá nhỏ, người già yếu, hôn mê, những người không nói được…

      Các phương pháp lấy ráy tai

      • Nhỏ tai – có 1 số dung dịch đặc biệt khi nhỏ vào tai sẽ làm cho ráy tai mềm ra và giúp tống xuất ra ngoài. Dịch nhỏ tai này không phải luôn an toàn đối với tất cả mọi người đặc biệt là những người bị nhiễm trùng tai hoặc có tổn thương màng nhĩ .
      • Rửa tai – trong 1 số trường hợp bác sĩ có thể lấy ráy tai bằng cách rửa tai với 1 dung dịch đặc biệt.
      • Lấy bằng dụng cụ