Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      CO GIẬT DO SỐT

      Tác giả: Trần Công24/03/2020

       ( BS LƯU HỒNG VÂN- PK Nhi khoa Sunshine )

      1. Co giật do sốt là gì?

      Cơn co giật xảy ra ở bé trong độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi, khi bé có thân nhiệt > 38C. Có khoảng 2-4% bé sẽ có co giật khi sốt. Các cơn co giật hay xảy ra trong độ tuổi 12-18 tháng tuổi. Cơn đầu tiên thường xảy ra trước khi bé được 3 tuổi.

      1. Triệu chứng:
      • Cơn co giật đơn giản: rất phổ biến. Với cơn điển hình: bé mất ý thức, cứng người, gồng ưỡn người, trợn mắt. Bé có thể không đáp ứng trong thời gian ngắn, hơi thở bị rối loạn, da tím hơn bình thường. Tuy nhiên, bé nhanh chóng trở lại mọi thứ ổn định sau cơn co giật, không yếu tay chân. Thời gian thường trong vòng 1 phút, cũng một số ít trường hợp có thể kéo dài tới 15 phút.
      • Cơn co giật phức tạp: ít gặp hơn và có thể kéo dài quá 15 phút ( hay thậm chí 30 phút ). Bé có thể có yếu tay chân tạm thời sau cơn co giật.

       

      1. Bé có thể bị co giật do sốt nữa không?

      Nguy cơ tăng tần suất co giật có liên quan đến tiền căn gia đình và lứa tuổi khi bé có cơn co giật đầu tiên. Nếu gia đình có người bị co giật do sốt thì khả năng lặp lại của bé cũng cao hơn. Bé dưới 1 tuổi có cơn co giật do sốt thể đơn giản có 50% tái diễn, trong khi nếu bé có cơn co giật do sốt đầu tiên khi > 1 tuổi thì tỉ lệ này là 30%. Lần tái phát sau không nhất thiết cơn co giật sẽ xảy ra ở cùng nhiệt độ với lần co giật trước, và không phải lúc nào sốt cũng  gây ra co giật.

      1. Cần làm gì trong cơn co giật?

      Quan trọng nhất là PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG

      • Đặt bé trên giường hay sàn nhà tránh xa vật bén nhọn
      • Có thể đặt một cái khăn mỏng hay áo mỏng phía sau đầu bé
      • Nghiêng đầu bé sang một bên để nước bọt hay chất nôn có thể chảy ra ngoài, tránh hít sặc
      • Không bỏ gì vào miệng bé ( muỗng, que, ngón tay người lớn ), bé không thể cắn lưỡi bé được.
      • Không ôm chặt bé.
      • Nếu cơn co giật chưa chấm dứt trong 5 phút, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất

      1. Cần đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc liên hệ với BS của bé. Thông thường, bác sĩ sẽ không điều trị thể co giật đơn giản. Nhưng nếu cơn co giật kéo dài hay tái phát, khuyến cáo điều trị sẽ khác. Ngoài ra, BS sẽ hỏi rất kỹ về đặc điểm của cơn co giật này ( bao gồm biểu hiện của bé trong cơn co giật, thời gian kéo dài bao lâu, các triệu chứng kèm theo… ). BS sẽ khám kỹ cho bé để tìm nguyên nhân gây ra sốt và điều trị nguyên nhân. Nếu chỉ là một cơn co giật do sốt thông thường, bé có thể được về nhà. Tuy nhiên, nếu cơn có tính chất phức tạp, bé có thể được yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi hoặc thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

      Thuốc hạ sốt có thể làm hạ thân nhiệt của bé, nhưng KHÔNG PHÒNG NGỪA ĐƯỢC CƠN CO GIẬT DO SỐT. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử trí chính xác nhất khi bé bị sốt.

       

      NÊN NHỚ: Khi chứng kiến cơn co giật của bé, người nhà có thể rất lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, các cơn co giật rất phổ biến và thường không phải  là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của sức khỏe. Trong hầu hết trường hợp, chúng KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG NÃO, rối loạn hệ thần kinh trung ương, gây yếu liệt hay ảnh hưởng tới trí thông minh của bé, hay tử vong.  Bé co giật do sốt KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với việc bé sẽ bị động kinh sau này. Nếu bạn có vấn đề gì còn thắc mắc, cứ chia sẻ với Bác sĩ.