Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

      Trang Chủ » Bệnh Tiêu Hóa » DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      ác sĩ nhi khoa Trần Công

      Nhiều người sẽ thắc mắc, sữa là thức ăn phổ biến nhất, lành vậy mà sao lại gây cho trẻ dị ứng….. Hãy cũng tìm hiểu về vấn đề này nhé

      Dị ứng sữa là dị ứng cái gì trong sữa vậy?

      Sữa gồm rất nhiều thành phần, về mặt lý thuyết trẻ có thể dị ứng bất cứ thành phần nào, nhưng cái chúng ta nói đến ở đây và thường gặp nhất chính là dị ứng đạm (protein) của bò, như chúng ta đã biết thành phần đạm trong thực phẩm là thành phần chính gây ra các phản ứng dị ứng.

      Do vậy trong thực hành khi điều trị cho các bệnh nhân đang bị mề đay cấp, khò khè do dị ứng đường thở..v..v bác sĩ thường hay khuyên bệnh nhân trong mấy ngày bệnh đó nên tránh mấy đồ ăn giàu đạm như: hải sản,thịt bò, trứng… Chúng ta cũng cần phân biệt với chứng không dung nạp đường lactose trong sữa, khi đó đứa trẻ cứ hễ uống sữa là sẽ bị tiêu chảy.

      Dị ứng đạm bò thường biểu hiện ra bên ngoài như thế nào?

      Biểu hiện của dị ứng đạm bò có 2 kiểu

      Kiểu phản ứng nhanh

      Thường xảy ra đột ngột (trong vòng 2 giờ) ngay sau hoặc đang uống sữa, sẽ xuất hiện: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt… một số có phản ứng phản vệ cần đưa đi cấp cứu.

      Kiểu phản ứng chậm

      Có thể có các biểu hiện ở 1 hoặc nhiều cơ quan cùng 1 lúc.

      Biểu hiện ở đường tiêu hóa:

      Trẻ đi cầu nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có thể thấy máu hoặc không, thường đi tiêu phân lỏng sau khi bú. Cần phân biệt với chứng không dung nạp đường lactose ở những trẻ không có men tiêu hóa chất này, những trẻ này cứ hễ bú vào là sẽ ỉa chảy ngay, phân chua, đỏ và loét da hậu môn. Cũng cần phân biệt với trẻ bị hội chứng lỵ (sẽ có bài riêng). Đôi khi còn biểu hiện dưới dạng táo bón, do ruột bị viêm do dị ứng dẫn tới giảm nhu động ruột.

      Nôn – trớ: trong hoặc sau khi bú sữa. Nếu trẻ ọc không liên quan tới bữa ăn cần đưa trẻ đi khám. Trớ hay ọc sữa có thể là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý hay sinh lý, không nhất thiết phải là biểu hiện của dị ứng sữa.

      Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đây có thể là nguyên nhân gây quấy khóc ở trẻ nhỏ.

      Biểu hiện ngoài da

      Nổi ban đỏ: có thể ở dạng chàm da, mề đay cấp hay các hình thức ban đỏ khác, có những trẻ chỉ cần sữa rớt ra má là có thể nổi mẩn ngay được.

      Các biểu hiện hô hấp: viêm mũi dị ứng, khò khè tái diễn, thở rít, suyễn…..

      Quấy khóc không giải thích được sau uống sữa

      Chậm hoặc không tăng cân

      Có nhiều trẻ bị như vậy không và tại sao trẻ lại bị dị ứng sữa?

      Theo các nghiên cứu có tầm 2-3 % trẻ em bị dị ứng đạm bò, nguyên nhân thì cũng giống như các trường hợp dị ứng khác, dị ứng đạm bò thường liên quan tới yếu tố di truyền, và tập quán cho bú sữa bò quá sớm.

      Không lẽ con tôi suốt đời không được uống sữa hay ăn thịt bò hay sao?

      Không phải như vậy, 50 % trẻ sẽ hết dị ứng sữa khi trong 1 tuổi, 70 % khi tròn 2 tuổi, và 85 % khi tròn 3 tuổi

      Có cách nào khẳng định chắc chắn con tôi bị dị ứng sữa bò không?

      Một số xét nghiệm sau giúp chẩn đoán:

      • Xét nghiệm máu tìm kháng thể ige đặc hiệu với sữa bò
      • Test lẩy da (giống như test thử phản ứng kháng sinh vậy.
      • Test áp da

      Nhưng có giá trị nhất vẫn là test sữa. Cùng tìm hiểu về test này

      Test giới hạn:

      Cách làm

      • Cho trẻ ngưng sữa bò và tất cả các chế phẩm của bò (sữa chua, thịt bò…) trong 2- 4 tuần lễ.
      • Nếu trẻ bú mẹ thì tiếp tục bú mẹ, mẹ ngưng tất cả các chế phẩm của bò (sữa, chế phẩm sữa, thịt bò) trong 2-4 tuần lễ
      • Nếu trẻ bú sữa công thức thì dùng sữa thủy phân tích cực hoặc sữa acid amin.
      • Nếu các biểu hiện của dị ứng biến mất thì nghi ngờ dị ứng sữa.
      • Còn nếu các triệu chứng dị ứng không giảm thì có thể là nguyên nhân khác mà không phải dị ứng sữa.
      • Nếu nghi ngờ dị ứng sữa (các triệu chứng dị ứng biến mất trong thời gian ngưng sữa) thì tiến hành bước thứ 2: Test thử thách

      Test thử thách: cần thực hiện tại bệnh viện hoặc nơi nào có thể cấp cứu sốc phản vệ tốt.

      Cách làm:

      • Nhỏ 1 giọt sữa lên môi trẻ quan sát đáp ứng
      • Sau 15 phút nếu không có hiện tượng gì tiếp tục cho trẻ uống sữa mỗi 30 phút với lượng tăng dần: 0.5- 1- 3-10-30-50-100 ml.
      • Nếu vẫn không có biểu hiện gì thì cho về trong 1 tuần kế tiếp uống mỗi ngày tối thiểu 250 ml.
      • Nếu trong quá trình làm test thử thách trẻ có biểu hiện dị ứng thì ngừng test và xử trí tại chỗ.
      • Sau đó trẻ tiếp tục được ăn chế độ kiêng sản phẩm của bò cho đến 1 tuổi thực hiện lại test này.

      Nếu tôi ngưng cho trẻ bú sữa ngoài mà chỉ cho bú mẹ thôi thì có cần lưu ý gì không?

      Nếu trẻ bú mẹ đơn thuần trong 6 tháng đầu, bà mẹ cần tránh uống sữa bò, các sản phẩm từ bò, vì protein bò có thể theo qua sữa mẹ, mẹ cần bổ sung canxi mỗi ngày.

      Khi trẻ ăn dặm cũng nên lưu ý tránh ăn thịt bò, bạn nên thử lại khi trẻ được 1 tuổi.

      Các chế phẩm thay thế

      • Sữa acid amin là loại đã được phân cắt nhỏ nhất, ưu tiên dùng trong những trường hợp dị ứng nặng
      • Sữa đạm thủy phân tích cực: trong thời gian làm test giới hạn hoặc khi làm test thử thách nhưng vẫn dị ứng thì nên dùng sữa này để thay thế sữa thường cho đến lần làm test thử thách kế tiếp.

      Nếu dùng sữa thủy phân tích cực các triệu chứng dị ứng vẫn còn thì nên dùng sữa acid amin.

      • Sữa thủy phân bán phần: không ưu tiên lựa chọn, chỉ dụng khi dị ứng nhẹ mà không dung nạp được các loại sữa khác
      • Sữa đậu nành: chỉ nên dùng cho trẻ trên 6 tháng, không bị suy dinh dưỡng, và vì lí do nào đó không dùng được sữa đạm thủy phân tích cực hay sữa acid amin (ăn chay, điều kiện kinh tế …..)