Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHŨ NHI (CHÀM)

      Trang Chủ » Tin mới » ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHŨ NHI (CHÀM)

      Tác giả: Trần Công02/03/2021

      Nguyên tắc

      • Chăm sóc, làm ẩm da
      • Điều trị kháng viêm
      • Điều trị ngứa
      • Phát hiện và loại trừ tác nhân gây dị ứng.

      Điều trị đặc hiệu

      Giữ ẩm da

      • Có thể dùng 1 trong các loại sau: Cetaphil, Ceradan, Physiogel… giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid.
      • Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm, tối thiểu 2 lần/ ngày, tối đa: không giới hạn, tùy nhu cầu.

      Chống viêm

      Corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp: Hydrocortisol 1% lên vùng da mỏng ( mặt, cổ), clobetasol butyrate 0.05% thoa ngày 1-2 lần ( hỏi ý kiến Bác Sĩ trước khi dùng)

      Với sang thương đang bội nhiễm, rỉ dịch nhiều

      Millian 1% hay Eosine 2%…thoa ngày 2 lần

      Điều trị triệu chứng:

      • Giảm ngứa: Không có nhiều chứng cử ở trẻ em, hiệu quả giảm ngứa khiêm tốn. Các kháng histamin: Chlopheniramin, desloratadine… ( cần hỏi ý kiến Bs trước khi dùng).
      • Kháng sinh: Khi nghi ngờ nhiễm trùng, ưu tiên chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycinĐiều trị chàm (lác sữa) ở trẻ em

      Chăm sóc tại nhà

      Vệ sinh, tắm rửa

      • Tắm nước mát, ngày 1-2 lần, không nên tắm quá lâu (dưới 15 phút)
      • Sữa tắm nên chọn các loại như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum….
      • Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà sát mạnh lên da bé.
      • Thoa chất giữ ẩm thường xuyên
      • Không cho tiếp xúc với chất kiềm: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.

      Áo quần

      • Áo quần, vớ tay, chân chọn 100 % cotton
      • Không mặc đồ chật, vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
      • Tránh cào gãi: Cắt móng tay
        => nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang vớ tay.

      Phòng ốc

      • Phòng thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không nước hoa.
      • Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp quá ( nhiệt độ 20 -25 độ, ẩm 60-70% )

      Ăn uống

      • Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.
      • Uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn).
      • Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

      Dấu hiệu cần khám ngay