Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

      Trang Chủ » Bệnh Tiêu Hóa » Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em (Phần 2)

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công

      Các bước điều trị táo bón mạn chức năng

      1. Giáo dục cha mẹ: tầm quan trọng của việc điều trị táo bón, hệ lụy của táo bón. Thời gian điều trị táo bón yêu cầu kéo dài và kiên trì.
      2. Tháo phân ứ: bằng thụt tháo hoặc uống nhuận tràng liều cao nếu đang có khối phân ứ đọng. Nếu không được xổ phân mà uống nhuận tràng ngay trẻ có nguy cơ đau bụng
      3. Chuyển sang điều trị duy trì bằng thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Dò liều phù hợp với từng trẻ tuỳ theo tính chất phân.
      4. Thay đổi hành vi: luyện thói quen đi cầu vào giờ cố định, phát hiện hành vi nín giữ phân để nhắc trẻ đi toilet
      5. Thay đổi chế độ ăn: hạn chế sữa (nếu dùng quá nhiều) tăng ăn chất xơ, nước
      6. Theo dõi mỗi tháng trong giai đoạn đầu, mỗi 3-4 tháng trong giai đoạn sau.

      Lưu ý góp phần thành công trong điều trị táo bón trẻ em

      1. Trước khi bắt tay điều trị với thuốc nhuận trường cần đảm bảo táo bón này là táo bón chức năng, tức là không có bệnh lí thực thể
        • Viêm loét đại tràng
        • Hirschprung
        • Bất thường giải phẫu sinh lí vùng sinh môn
        • Bất thường thần kinh vùng cùng cụt.
        • Nếu trẻ đang có khối phân cứng ở trực tràng cần tháo ra trước bằng thụt tháo trước khi cho thuốc nhuận tràng.
      2. Thuốc nhuận trang chọn lựa đầu tay hiện tại ở VN là lactulose (duphalac gói 15 ml), liều 1-2 ml/kg/ngày chia làm 2 lần.
      3. Những lưu ý khi dùng duphalac
        • Dùng liên tục, không tự ý ngưng thuốc, dùng ít nhất 6 tháng.
        • Thuốc có tác dụng sau 5-7 ngày..
        • Chỉnh liều thuốc tùy theo tính chất phân. Nếu phân quá loãng thì giảm liều, phân còn cứng thì tăng liều. Đây là thuốc duy nhất phụ huynh có thể thay đổi liều để có được phân nhão và đi tiêu từ 3 lần/ tuần trở lên. Tăng tối đa 4 gói/ ngày.
        • Thuốc được chứng minh là an toàn cho trẻ dù dùng thời gian lâu.
      4. Phát hiện và ngăn chặn hành vi nín giữ phân.
      5. Tập thói quen đi cầu: nên tập đi cầu mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sau bữa ăn 20-30, dù không mót cầu cũng nên ngồi cầu một lúc để thiết lập phản xạ đi cầu đúng giờ.
      6. Ngồi cầu đúng tư thế: 2 bàn chân phải có điểm tựa.
      7. Nếu trẻ lỡ ỉa đùn, hãy nhớ không la mắng trẻ.
      8. Thuốc nhuận tràng kích thích bisacodyl chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
      9. Ăn tăng chất xơ, uống nước theo nhu cầu cơ bản,xem lại lượng sữa, cần giảm lượng sữa mỗi ngày nếu trẻ uống quá nhiều.