Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      ĐÔI ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY- CHÂN -MIỆNG

      Trang Chủ » Bệnh Truyền Nhiễm » ĐÔI ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY- CHÂN -MIỆNG

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công

      Nhân mấy ca bệnh tay – chân miệng trong những ngày gần đây, cùng quý phụ huynh điểm sơ qua các nét cơ bản về bệnh lý này

      1. Nguyên Nhân nào gây bệnh Tay- Chân Miệng ( TCM ) ?

      Do 1 nhóm virus đường ruột gây ra , trong đó có 2 chủng virus hay gặp ở nước ta là chủng EV71 và chủng Coxsackie, còn 1 số các virus khác nữa ít gặp hơn

      2. bệnh TCM lây truyền như thế nào? : vì là nhóm virus đường ruột nên đương nhiên bệnh lây qua đường miệng : virus từ phân ,nước bọt hay từ bóng nước vỡ của trẻ bị bệnh bằng cách nào đó được đưa vào miệng trẻ ( mút tay , ngậm đồ chơi, nấu ăn không sạch sẽ…) , bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đi nhà trẻ.

      3. Mùa nào hay bị TCM ? : bệnh rải rác quanh năm , nhưng đỉnh rơi vào tháng 2 tới tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

      4. cách phát hiện sớm TCM : cha mẹ trong quá trình tắm rửa cho con hàng ngày phải quan sát bàn tay , bàn chân , mông , gối , khuỷu tay trẻ nhất là trong mùa bệnh , xem có ban đỏ hay bóng nước gì không, vì nhiều cháu nổi ban mà không có biểu hiện gì khác. Khi trẻ bỏ ăn, kêu đau họng, trẻ nhỏ tự nhiên biếng ăn, cứ ăn là khóc, chảy nước miếng nhễu nhão, hay trẻ có sốt thì cha mẹ cần lập tức kiểm tra tay. chân , và miệng của bé. Ban trong bệnh tay chân miệng rất đa dạng không nhất thiết là ban hình bầu dục có phỏng nước trắng xung quanh viền đỏ như sách báo mô tả. Nhưng khi có ban TẬP CHUNG NHIỀU Ở BÀN TAY ( mu và gan tay ), KHUỶU TAY, BÀN CHÂN, ĐẦU GỐI, MÔNG, VẾT LOÉT TRONG MIỆNG …. cha mẹ cần nghĩ ngay tới TCM, 1 số cháu ban có thể mọc toàn thân , nhưng thường tập trung nhiều ở các vị trí trên.

      5. Chăm sóc con bị TCM như thế nào ?

      – Nếu có sốt , dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn bác sĩ hoặc cởi thoáng đồ, ….. thông thường sốt trong bệnh TCM chỉ là sốt nhẹ 1 ngày.

      – Ăn ; ăn đồ nguội lỏng ,uống nhiều nước, có thể uống nước trái cây bổ sung vitamin C , tăng cường đề kháng cho trẻ.

      6 . thường bác sĩ sẽ cho con thuốc gì ? : bác sĩ hay kê hạ sốt , thuốc chống ngứa ( 1 só cháu ngứa ) kem thoa miệng để giảm đau… kháng sinh không cần thiết trong bệnh này , tuy nhiên 1 số cháu các vết loét họng lớn, bị bội nhiễm vi khuẩn bác sĩ sẽ cho kháng sinh. = > họng trẻ rất đau nên hạn chế thuốc đường uống , ưu tiên thuốc bôi tại chỗ, tạo sức đề kháng tự nhiên bằng ăn uống, nước trái cây, ngứa nhiều hãy cho uống thuốc, thuốc bôi xanhmethylen hay các loại sát trùng khác để bôi lên tay chân thực ra không cần thiết, chỉ cần khi bóng nước rất lớn , đã vỡ hoặc có nguy cơ vỡ, đa số bóng nước trong bệnh tay chân miệng không vỡ.

      7,Khi nào cần cho con nhập viên?

      cho trẻ nhập viện ngay khi CÓ 1 TRONG CÁC DẤU HIỆU SAU :

      – Sốt cao trên 39 độ c

      – Thở nhanh , khó thở

      – Đi loạng choạng.

      -Giật mình, lừ đừ, run chi, quáy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.

      – Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

      – Co giật, hôn mê.

      8. Cách phòng bệnh :

      – Vệ sinh các nhân, rửa tay bằng xà phòng đặc biệt sau khi tiếp xúc với quần áo , tã lót, phân , nước tiểu, nước bọt.

      – Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

      – Cách li trẻ bệnh trong tuần đầu tiên.

      9. 1 số điều lưu ý khác :

      – Nhiều người tỏ ra lo lắng khi đã cho con đi khám , uống thuốc rồi mà ban, bóng nước vẫn mọc thêm, tôi thường trả lời rằng : ban bóng nước mọc nhiều không có nghĩa là bệnh nặng , mọc ít không có nghĩa là bệnh nhẹ, nặng hay nhẹ là dựa vào các dấu hiệu đã dặn dò ở mục khi nào đưa trẻ nhập viện, còn bệnh do virus phải đúng quy luật của nó , ít nhất trong 5-7 ngày đầu bóng nước có thể mọc thêm nữa, cái đó không quan trọng.

      – Nhiều người đi bs này , bác sĩ khác và đưa ra so sánh : uống thuốc bs A , bs B ngày trước ngày sau bóng nước nó khô hết , xin thưa không có thuốc nào kì diệu vậy cả , có 3 vấn để : do chủng virus gây bệnh đó , có con gây bóng nước nhiều , con gây ít, con thì bóng nhanh hết , con thì bóng lâu hết , cái thứ 2 là do sức đề kháng của trẻ , đề kháng khỏe thì bệnh mau hết, cái thứ 3 là bạn đưa con đi khám vào đúng giai đoạn lui bệnh mà thôi.

      – Cần cắt móng tay cho trẻ, rửa sạch bằng xà bông nếu không trẻ gãi vỡ bóng nước gây nhiễm trùng da.

      – Nhiều người thắc mắc tại sao con bị rồi mà còn bị nữa, xin thưa tay chân miệng có thể bị nhiều lần, vì có nhiều con gây ra chứ không phải chỉ có 1 con virus.

      – Nhiều cha mẹ nằng nặc đòi lấy máu xét nghiệm, khi xét nghiệm ra âm tính thì nghi ngờ chẩn đoán của bác sĩ , nhất là với những cháu tổn thương không điển hình. Giải thích như thế này, cho đến nay người ta xét nghiệm để chẩn đoán là lấy máu làm test EV71, nó dương tính nghĩa là con bị TCM do virus EV71, còn nó ra âm tính thì con bị tay chân miệng do CON VIRUS KHÁC ( coxsackie chẳng han),bệnh này chẩn đoán bằng lâm sàng , xét nghiệm chủ yếu coi để tiên lượng ( đoán trước bệnh mà thôi , ví như nếu test EV71 dương tính thì cần cẩn thận hơn , theo dõi sát hơn vì chủng này dễ gây biến chứng hơn chủng khác.Thực ra khi con đã bị bệnh này cha mẹ luôn để con trong tầm mắt là tốt nhất, chẳng cứ gì phải là nhiễm EV 71 hay không.