Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      HƯỚNG DẪN THỨC UỐNG CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ( khuyến cáo mới nhất vào tháng 10/2019)

      Trang Chủ » Tin mới » HƯỚNG DẪN THỨC UỐNG CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ( khuyến cáo mới nhất vào tháng 10/2019)

      Tác giả: Trần Công27/12/2019

      Bác sĩ nhi Khoa Lưu Hồng Vân

      Hướng dẫn đồng thuận mới từ các tổ chức dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia quan trọng ở Hoa Kỳ chỉ khuyến nghị sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi; trẻ 6-12 tháng tuổi có thể thêm một lượng nhỏ nước có chứa fluoride. Sau khi cai sữa mẹ, đối với trẻ 1- 5 tuổi, nước có chứa fluoride và sữa bò tiệt trùng là đồ uống được khuyên dùng. Sữa làm từ thực vật ( sữa hạt ) (đậu nành, hạnh nhân…) có thể được thay thế cho sữa bò nếu được bác sĩ chỉ định (ví dụ, dị ứng sữa bò) hoặc cho chế độ ăn kiêng (ví dụ, tôn giáo, ăn chay). Lượng nước ép trái cây nên được giới hạn ở < 180ml (< 120 ml cho trẻ em 1-3 tuổi). Sữa có hương vị, sữa bột có chữ “toddler milk” trên nhãn, đồ uống có đường và đồ uống có chứa caffeine không được khuyên dùng.

      Trẻ nên được chuyển hoàn toàn từ uống sữa bằng bình sang uống bằng ly trước hai tuổi ( lý tưởng nhất là 15 -18 tháng tuổi ) vì trẻ bú bình sẽ tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt là khi trẻ ngậm bình cả ngày ( hay đêm ).

      Sau thôi nôi, trẻ sẽ học cách tự ăn một cách độc lập và bé sẽ tập tành chuyển sang chế độ ăn uống như người lớn. Việc trẻ mới biết đi ăn nhiều ít khác nhau trong các bữa ăn là điều bình thường, trẻ có xu hướng không thích thử các loại thực phẩm mới và chỉ chọn ăn một số lượng nhỏ các món yêu thích. Trong việc thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, CHA MẸ, NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP NHIỀU LOẠI THỰC PHẨM BỔ DƯỜNG KHÁC NHAU CHO BÉ, tạo môi trường ăn uống thuận lợi, và nhận ra và phản ứng với các tín hiệu đói và no của trẻ ( trẻ không muốn ăn nữa khi trẻ đã no ). ĐỨA TRẺ CÓ TRÁCH NHIỆM THAM GIA LỰA CHỌN THỰC PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG MỖI LẦN ĂN. Điều quan trọng là trẻ nên ngồi cùng gia đình trong giờ ăn (ngay cả khi trẻ không ăn) để trẻ có thể quan sát hành vi ăn uống của các thành viên trong gia đình.

      Bổ sung thường xuyên vitamin và khoáng chất là không cần thiết cho trẻ em đang phát triển khỏe mạnh, có chế độ ăn uống đa dạng và tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời. Trẻ em uống sữa không phải sữa bò (ví dụ: sữa dê hoặc sữa có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, gạo, hạnh nhân, dừa…) có thể cần bổ sung vitamin D.

      Tài liệu tham khảo:
      https://www.uptodate.com/…/dietary-recommendations-for-todd…