Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO BÉ

      Trang Chủ » Tin mới » KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO BÉ

      Tác giả: Admin22/02/2020

      ( BS LƯU HỒNG VÂN- Phòng khám Nhi khoa Sunshine )

      Giai đoạn khi bé còn nhỏ là lúc bé phát triển và thay đổi nhanh chóng. Do đó, bé cần nhiều đợt khám định kỳ với bác sĩ hơn bao giờ hết. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ ( AAP ), bé sẽ cần ít nhất 9 lần gặp BS nhi chỉ để thăm khám định kỳ trong vòng 3 năm đầu đời ( chưa tính những lần khám bệnh ). Ngay cả khi bé khỏe mạnh, các đợt khám định kỳ cũng vô cùng cần thiết. Đôi khi một em bé trông có vẻ không có vấn đề gì lại đang tiềm ẩn một bất thường nào đó về sức khỏe. Việc khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp sàng lọc hay phát hiện sớm được một số nguy cơ có thể xảy ra cho bé.

       

      Có nhiều lịch khám định kỳ được đặt ra. Tại phòng khám Nhi khoa Sunshine, các BS theo khuyến cáo của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ ( AAP ), bao gồm các đợt thăm khám sau sinh, lúc 1 tháng tuổi, lúc 2-4-6 tháng tuổi, lúc 9-12-15-18 tháng tuổi, lúc 24-30-36 tháng tuổi, và sau đó mỗi năm cho đến khi bé được 21 tuổi ( ở Việt Nam thì bs nhi khám cho bé đến 15 tuổi ). Tất nhiên là ngoài các đợt khám định kỳ này ra, nếu như cha mẹ có bất cứ lo lắng gì về sức khỏe hay sự phát triển của bé, hãy liên hệ với BS hoặc các trợ lý của BS. Những vấn đề nhỏ của bé sẽ được giải quyết mà không cần đến phòng khám, và nếu BS/ trợ lý nhận ra bé có vấn đề nghiêm trọng hơn thì bé sẽ được giúp đặt lịch hẹn sớm.

       

      Việc lựa chọn một BS nhi khoa có uy tín để cha mẹ yên tâm “trao thân gửi phận” cho bé suốt 15 năm đầu đời là rất quan trọng. Hãy lên kế hoạch tìm kiếm một BS như thế từ trước khi bạn sinh bé ra. Hãy tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Các thông tin trên mạng xã hội cũng giúp ích được một phần nào. Ở nước ngoài, thậm chí các ông bố bà mẹ còn “đi tiền trạm” trước bằng cách đặt một cuộc hẹn với BS khi bé còn trong bụng mẹ. Qua đó, họ có cái nhìn khái quát và đánh giá được tính cách của BS, thái độ và dịch vụ của các nhân viên phòng khám, giờ làm việc của phòng khám, các BS có bận bịu đến mức không dành được nhiều thời gian cho các em bé hay không, hoặc nếu chẳng may bé của bạn có những vấn đề cấp cứu, hay những vấn đề sức khỏe vào đêm hôm, ngày nghỉ, bạn có nhận được sự trợ giúp từ phòng khám đó hay không….

       

      Chuẩn bị gì trước khi đi gặp BS?

      • Về phía ba mẹ: chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi, các vấn đề bạn quan tâm, kết quả các xét nghiệm, các lần thăm khám trước đó của bé, lịch tiêm ngừa.
      • Về phía bé:

      + Cố gắng đi khám ngoài giờ ngủ của bé để việc thăm khám được đầy đủ, không thiếu sót ( không khám mắt được, không khám miệng được ), hoặc làm bé thức giấc khi thăm khám

      + Dùng bộ đồ chơi BS để giải thích với bé những việc BS sẽ làm với bé, giúp giảm sự sợ hãi của bé

      + Đem theo món đồ chơi yêu thích của bé ( búp bê, thú nhồi bông, cuốn sách ), hoặc thậm chí cho bé đi cùng với một người thân mà bé rất quý mến để giúp bé thoải mái và dễ chịu

      + Nếu bé lớn hơn một chút, ba mẹ cần giải thích rõ ràng lý do bé đến gặp BS bằng những từ ngữ dễ hiểu, rằng đó là việc mà mọi trẻ em đều phải làm và BS đang giúp bé kiểm tra về sự phát triển của bé. Không nói dối bé

      + Đối với bé trong độ tuổi thiếu niên, nói rằng bé có thể gặp BS mà không cần có ba mẹ trong phòng nếu bé cảm thấy điều này là thoải mái.

      Trong một buổi gặp BS cho thăm khám định kỳ, bé của bạn sẽ nhận được những đánh giá sau:

      • Khám toàn diện từ đầu đến chân
      • Đánh giá cân nặng, chiều cao, vòng đầu, ghi chú cẩn thận trên biểu đồ tăng trưởng. Đây là một phần quan trọng của các đợt khám sức khỏe trẻ em.
      • Giải thích cho ba mẹ biết sự phát triển của bé về thể chất, vận động và tinh thần theo lứa tuổi.
      • Nói chuyện về ăn uống và trả lời mọi câu hỏi về thể chất, dinh dưỡng
      • Đưa ra lời khuyên về giữ an toàn cho bé liên quan đến lứa tuổi
      • Hỏi về các mốc quan trọng liên quan tới lứa tuổi ( chẳng hạn như tự ăn, tự đi vệ sinh, việc học… )
      • Hỏi về các biểu hiện cảm xúc và sự phát triển xã hội của bé
      • Đưa ra những lời khuyên về việc tiêm ngừa
      • Giải thích luôn cả những bệnh đang vào mùa mà bé mình có nguy cơ mắc phải, hướng dẫn cách phòng ngừa và xử trí
      • Có thể giới thiệu bé đến những BS chuyên gia nếu bé có vấn đề về sức khỏe cần tham khảo ý kiến của các BS chuyên khoa.

      Hãy tìm một bác sĩ có thể giải quyết hết những vấn đề này của bé. Những đợt khám định kỳ là cơ hội tốt nhất để ba mẹ giải tỏa mọi thắc mắc nếu có của ông bà, ba mẹ. Đừng ngại ngần khi đặt câu hỏi cho BS về bất cứ điều gì.

       

      Việc tiêm ngừa cũng là một phần quan trọng của những đợt khám định kỳ. Một số ba mẹ có suy nghĩ về những mũi tiêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, chẳng hạn như gây ra chứng tự kỷ. Những nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ( CDC ) chưa tìm ra mối liên hệ nào giữa tiêm ngừa và chứng tự kỷ. Vaccine chẳng những an toàn, không như những lời đồn thổi, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của bé, giúp bé phát triển mạnh khỏe.