Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Sốt: Lợi ích và tác hại

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » Sốt: Lợi ích và tác hại

      Tác giả: Trần Công03/03/2021

      Khi nào gọi là sốt

      • Khi đo nhiệt độ ở hậu môn, trán và tai từ 38 độ C trở lên
      • Khi đo nhiệt độ ở miệng từ 37.8 độ C
      • Khi đo nhiệt độ ở nách từ 37.3 độ C

      Lưu ý: sáng sớm mới ngủ dậy và chiều tối thân nhiệt có thể nhỉnh hơn từ 0.3- 0.5 độ là sinh lí bình thường.

      Lợi ích của sốt

      Lợi ích của sốt bao gồm

      • Ức chế sự trưởng thành và sinh sản của 1 số vi khuẩn, virus (bởi vì nó liên quan tới sự làm giảm nồng độ sắt trong huyết thanh)
      • Củng cố chức năng miễn dịch ở 1 mức độ gia tăng nhiệt trung bình (mặc dù 1 số lợi ích này bị mất đi khi nhiệt độ lên đến 40 độ C.

      1 số nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng có sự gia tăng khả năng sống sót nếu có sốt. Tuy nhiên các lợi ích có thể bị giảm bớt hoặc đảo ngược nếu nhiệt độ lên cao quá. Những điều này chưa được biết tới ở con người .

      Tác hại của sốt

      Sốt có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nó liên quan tới việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ oxy, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch – hô hấp. Ở 1 đứa trẻ bình thường thì những điều này là rất ít hoặc không gây hậu quả gì. Tuy nhiên đối với 1 đứa trẻ đang bị sốc hoặc có tim – phổi bất thường thì sự gia tăng nhu cầu này có thể gây bất lợi và nổi trội hơn so với lợi ích miễn dịch thu được từ sốt.

      Trong các nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật, sốt có liên quan tới sự suy giảm đáp ứng miễn dịch (ví dụ như sự thực bào các chủng tụ cầu, sự chuyển dạng của các lympho bào trong đáp ứng với mitogen) và tổn thương não (bao gồm cả phù và xuất huyết não) mặc dầu những phát hiện này ở người là chưa được biết đến.

      Không có bằng chứng cho thấy sốt trên 40 độ C có liên quan với sự gia tăng nguy cơ kết cục xấu (như tổn thương não), mặc dù nhiều bác sĩ lâm sàng và người chăm sóc trẻ tin tưởng như vậy.

      Vậy khi nào thì cần dùng hạ sốt ?

      • Sốt từ 40 độ C trở lên
      • Sốt làm em bé trở nên khó chịu (uncomfortable)
      • Có bệnh lí nền về tim, phổi, thần kinh (ví dụ bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh phổi mạn, chấn thương sọ não… Hậu phẫu , phỏng. Những trường hợp này phải hạ sốt sớm. Ví dụ trẻ có sẵn bệnh động kinh, sốt có thể kích thích tạo nên một cơn co giật. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh sốt làm gia tăng nhịp tim có thể dẫn tới suy tim.
      • Đang sốc
      • Chấn thương đầu nặng
      • Rối loạn nước và điện giải
      • Sau chứng đau tim

      Hạ sốt như thế nào?

      Khi có chỉ định hạ sốt áp dụng một trong các phương án sau

      • Acetaminophen (hapacol, efferagan, tylenol..) liều 10-15 mg/kg/lần, 4-6 giờ một lần nếu cần. Ví dụ trẻ 10 kí 1 lần xài 1 gói / viên 150 mg.
      • Ibuprofen liều 5-10 mg/kg /lần, 6 giờ một lần nếu cần. Thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ mới dùng vì nhiều tác dụng phụ hơn. Ví dụ chai ibuprofen 100mg/ 5ml trẻ nặng 10 kí 1 lần xài 5 ml
      • Lau mát hạ sốt : không khuyến cáo thường qui vì tác dụng không bền vững và gia tăng sự khó chịu cho trẻ. Chỉ áp dụng khi trẻ bị gia tăng thân nhiệt như sốc nóng.
      • Phương pháp mẹ ôm con để truyền nhiệt (áp da) tôi chưa thấy có khuyến cáo mặc dù không biết các mẹ nghe ở đâu mà đang dùng khá nhiều. Phương pháp này và phương pháp lau mát hạ sốt có cùng 1 nguyên lí: nhiệt truyền từ nơi cao sang nơi thấp, giá trị của nó có hạn và nhất thời không cài đặt lại điểm điều nhiệt trong não được.
      • Miếng dán hạ sốt: không khuyến cáo
      • Các loại lá cây : không khuyến cáo
      • Cởi thoáng áo quần, uống nước nhiều