Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Ứng dụng của việc bổ sung kẽm trong lâm sàng một số bệnh thường gặp

      Trang Chủ » Bệnh Dinh Dưỡng » Ứng dụng của việc bổ sung kẽm trong lâm sàng một số bệnh thường gặp

      Tác giả: Trần Công27/02/2021

      Bs Trần Văn Công- Phòng Khám Nhi Khoa Sunshine

      Bổ sung kẽm trong phòng ngừa tiêu chảy và viêm phổi

      Nhiều nghiên cứu tại các nước đang phát triển chỉ ra rằng việc bổ sung thường quy kẽm đường uống làm giảm được tần suất mắc bệnh tiêu chảy, tử vong liên quan đến tiêu chảy và viêm phổi [1].

      Trong một phân tích meta, việc bổ sung kẽm trong vòng 3 tháng hoặc hơn cho trẻ em từ 2 tuổi làm giảm được số đợt tiêu chảy, viêm hô hấp, tiêu chảy nặng hoặc lỵ, tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng hô hấp dưới và viêm phổi [2].

      Hai phân tích meta bao gồm nhiều thử nghiệm giống nhau cũng thấy rằng bổ sung kẽm cho trẻ từ 2-5 tuổi ở các nước đang phát triển làm giảm được tần suất viêm phổi khoảng 20% và tiêu chảy 13%. Liều kẽm dùng trong nghiên cứu này dao động từ 15- 140 mg kẽm nguyên tố / tuần [3].

      Kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp

      • Trong 1 thử nghiệm với 937 trẻ em bị tiêu chảy cấp ở Ấn Độ, cho thấy bổ sung 20 mg kẽm mỗi ngày làm giảm được thời gian tiêu chảy là 23% giảm lượng nước trong phân là 39%.
      • WHO khuyến cáo 10 mg kẽm nguyên tố/ ngày với trẻ <6 tháng và 20mg/ ngày với trẻ <6 tháng ở các nước đang phát triển bị tiêu chảy cấp, thời gian 10 – 14 ngày.

      Kẽm trong điều trị tiêu chảy kéo dài

      • Tổ Chức y tế thế giới định nghĩa tiêu chảy kéo dài là là đợt tiêu chảy kéo dài quá 14 ngày, tiêu chảy kéo dài có liên quan tới tỷ lệ tử vong cao và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mạnh hơn là tiêu chảy cấp..
      • Những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài đều chỉ ra rằng, việc bổ sung kẽm sẽ làm giảm được độ nặng và thời gian của cả tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy cấp. Dựa trên các dữ liệu đó WHO khuyến nghị bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy ở các nước đang phát triển với liều 10 mg/ ngày cho trẻ dưới 6 tháng và 20 mg/ ngày với trẻ trên 6 tháng.

      Kẽm trong điều trị hỗ trợ các nhiễm trùng do vi khuẩn

      • Bổ sung kẽm xuất hiện lợi ích cộng thêm cùng với liệu pháp kháng sinh trong điều trị các nhiễm trùng nặng ở trẻ nhỏ.
      • Điều này được chỉ ra trong 1 thử nghiệm ngẫu nhiên lớn trên 700 trẻ em từ 7 ngày tuổi – 120 ngày tuổi tại Ấn Độ với các bệnh nhiễm trùng nặng như: Viêm phổi, nhiễm trùng huyết và tiêu chảy. Tất cả những đối tượng này đều được điều trị bằng kháng sinh theo Protocol chuẩn. Những trẻ mà được cho kẽm với liều 5mg x 2 lần/ ngày thì giảm tỉ lệ thất bại điều trị so với nhóm dùng giả dược (10% so với 17%).

      Kẽm trong tăng trưởng, điều trị và dự phòng sốt rét

      Bằng chứng yếu, cần thêm nghiên cứ

      Kẽm trong bệnh cảm lạnh

      • Không khuyến cáo việc sử dụng kẽm trong điều trị cảm lạnh thường ở trẻ em. Hiệu quả của kẽm trong việc làm giảm thời gian hay độ nặng của các triệu chứng ở trẻ em là không rõ ràng, và các tác dụng phụ của nó lại khá phổ biến [2].
      • Mặc dù có 1 vài thử nghiệm ngẫu nhiên có hệ thống gợi ý rằng kẽm có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa các thử nghiệm này [2,3]. Vào năm 2012 một tổng quan hệ thống và phân tích từ 8 thử nghiệm (có 934 người tham gia, trong đó có 371 người lớn và 563 trẻ em), kẽm đã làm giảm được thời gian biểu hiện triệu chứng (1.65 ngày) [ 2].
      • Khi phân tích trong từng nhóm thì thấy kẽm làm giảm được thời gian biểu hiện triệu chứng ở người lớn (trung bình 2.63 ngày) nhưng ở nhóm trẻ em thì không (chỉ khác biệt 0.26 ngày).
      • Tác dụng của kẽm còn thay đổi tùy theo công thức của kẽm và liều của ion kẽm (kẽm acetate thì có hiệu quả, kẽm gluconate và kẽm sulfate thì không có hiệu quả. Liều là trên 75 mg thì hiệu quả hơn liều thấp hơn).
      • Các tác dụng phụ bao gồm: vị khó chịu, buồn nôn là phổ biến, góp phần làm kẽm trở nên khó sử dụng ở trẻ em

      Ngộ độc kẽm

      Ít khi xảy ra ngộ độc kẽm, dùng với liều gấp 10 lần liều khuyến cáo mỗi ngày cũng không gây triệu chứng. Sự hấp thu của đồng sẽ bị giảm do kẽm, do đó bổ sung kẽm liều cao kéo dài sẽ dẫn tới thiếu hụt đồng

      Uống 1 liều 1-2 gam kẽm sulfate gây buồn nôn, nôn liên quan tới tình trạng kích ứng dạ dày ruột. Uống 1 liều lớn kẽm cũng có thể gây suy thận cấp do hoại tử ống thận và viêm thận kẽ