Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      NHỮNG LƯU Ý KHI CON BỊ SUYỄN

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » NHỮNG LƯU Ý KHI CON BỊ SUYỄN

      Tác giả: Trần Công21/02/2020

      Sau đây là những lời giải thích và lời khuyên tôi hay nhắc cha mẹ các cháu mỗi khi khám 1 trẻ mắc bệnh suyễn.

      1. Việc chẩn đoán suyễn ở trẻ em khó khăn hơn người lớn vì công cụ chẩn đoán (đo chức năng hô hấp và các test phục hồi hay kích thích phế quản không thể áp dụng được ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 8 tuổi). Để giúp đỡ bác sĩ 1 tay, cha mẹ hãy nhớ lại và mô tả đầy đủ bệnh sử của con từ lúc mới sinh. Có hay bị khò khè thở nhanh hay không, xảy ra khi nào và mỗi đợt diễn biến ra sao. Có bác sĩ nào đã từng chẩn đoán con bị suyễn không, hay có thường xuyên được chẩn đoán là viêm phế quản dạng hen, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản khò khè hay viêm tiểu phế quản hay không… Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hen hay các bệnh dị ứng, mề đay đừng bỏ qua điều đó. Hoặc là trẻ có chứng viêm mũi dị ứng hay chứng trào ngược dạ dày thực quản hay không.

      2. Việc chẩn đoán suyễn ở trẻ em rất dễ nhẫm lẫn với các bệnh lí hô hấp khác : viêm tiểu phế quản, viêm phế quản cấp, viêm phế quản phổi.

      3. Đa phần suyễn ở trẻ em là suyễn do virus thúc đẩy, thường lên cơn suyễn sau nhiễm siêu vi với biểu hiện viêm long hô hấp trên , sau đó trẻ mới khò khè , mà là khò khè kéo dài, liên tục chứ ít thành cơn điển hình, khò khè dài có khi hàng tuần kèm theo xuất tiết đàm phế quản là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra chứng viêm phế quản nhiễm trùng thậm chí viêm phổi mà các bác sĩ hay nói là hen BỘI NHIỄM.

      4. Khi điều trị suyễn bác sĩ thường không cho thuốc làm giảm ho hay giảm sổ mũi , những thuốc đó sẽ làm cho tình trạng khò khè nặng hơn. Vì vậy đừng sốt ruột khi uống thuốc trị suyễn mà chứng sổ mũi không giảm, vì bác sĩ đang ưu tiên cho cái phổi của bé hơn.

      5. Trong đợt trẻ đang khò khè không nên cho trẻ ăn đồ ăn là mà trẻ chưa ăn bao giờ, cũng nên hạn chế ăn hải sản, thịt bò, trứng, hạt ( đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, điều, mắc ca…)

      6. Con mạt bụi nhà cũng hay kích thích làm trẻ lên cơn suyễn vì vậy tổng vệ sinh nhà cửa, áo quần chăn gối thường xuyên và trong đợt trẻ bệnh là rất quan trọng.. Khi vệ sinh nhớ cho trẻ đi chơi nhà khác. Không cho trẻ chơi với chó, mèo, ngửi mùi hoa và đặc biệt tránh xa khói thuốc lá.

      7. Trong toa thuốc của bác sĩ sẽ có thuốc làm giãn phế quản nhằm chống khò khè khó thở cho bé. Tuy nhiên những thuốc này có thể làm cho bé run tay, đỏ mặt, tim đập mạnh dẫn tới bé mệt. Báo cho bác sĩ nếu bé có các biểu hiện trên. Thử hỏi bác sĩ về dạng thuốc phun ( khí dung ) vì nó hạn chế tác dụng phụ và hiệu quả hơn dạng uống nhiều lần.

      8. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị suyễn, hãy hỏi bác sĩ về cách ngừa suyễn . Liệu mức độ suyễn của bé đã đến lúc phải dùng thuốc dự phòng hay chưa.

      9. Nếu bác sĩ cho con bạn dùng thuốc ngừa hen hãy hỏi thật kĩ cách dùng , cách phát biệt đâu là thuốc cắt cơn hen và thuốc ngừa hen. Thuốc ngừa hen hiện nay có 2 loại phổ biến là dạng xịt corticoide và thuốc uống monkelustst.

      10. Một khi bé đã dùng thuốc ngừa hen , tuyệt đối không được tự ý ngưng hay giảm liều thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 1 liệu trình ngừa hen kéo dài khoảng 6 tháng – 1 năm nếu thuận lợi. Nếu bạn tự ý ngưng thuốc bệnh sẽ phát lại nhanh và còn nặng hơn nữa.

      11. Hầu hết các bé bị hen khi đến tuổi dậy thì , cơ địa và hormon của bé thay đổi, các cơn khò khè có thể biến mất , 1 số bé kéo dài đến tuổi trưởng thành , có bé sống khỏe ở tuổi trưởng thành nhưng về già bị lại.

      12. Hãy hỏi bác sĩ dấu hiệu của 1 cơn hen vì cơn hen có thể bất thình lình xuất hiện , đặc biệt vào lúc nửa đêm khi mà các hỗ trợ y tế rất hạn chế. Cách xử trí lúc đó ra sao và cần để sẵn trong nhà thuốc gì để xử trí, khi nào thì cần nhập viện.

      13. Hãy hiểu bản chất của bệnh suyễn là bệnh viêm/dị ứng đường thở mạn tính, được quy định bởi bộ gen và thường có tính chất gia đình. Cho đến nay không ai có thể nói CHỮA KHỎI BỆNH HEN nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát (control) được nó nếu bạn tuân thủ điều trị.

      14. Hãy tái khám đùng hẹn, không vì con hết ho khò khè mà không tái khám. Thường thì Ở lần tái khám bác sĩ sẽ hướng dẫn cách ngừa hen. Trong đợt bệnh cấp tính thì việc điều trị 5-7 ngày hầu như không khác gì điều trị 1 bệnh viêm phế quản hay viêm phổi nhẹ.

      15. Có sự liên quan giữa tình trạng nhiễm siêu vi hô hấp dưới tái đi  tái lại với bệnh sinh của suyễn, Phế quản viêm đi viêm lại do siêu vi có thể dẫn tới tái cấu trục đường thở và dẫn tới suyễn.