Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Khi trẻ bị sa trực tràng

      Trang Chủ » Bệnh Tiêu Hóa » Khi trẻ bị sa trực tràng

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công

      Sa trực tràng là gì?

      Sa trực tràng dân ta còn gọi là lòi dom – tự nhiên cha mẹ thấy con đi cầu phải rặn xong có 1 khối màu đỏ hồng hay hơi tím và bóng ở ngay lỗ hậu môn và rất hốt hoảng. Đó chính là đoạn ruột cuối còn gọi là trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.

      Sa trực tràng

       

      Nguyên nhân trẻ bị sa trực tràng?

      Trên 1 cơ địa đứa bé có bất thường về mặt giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn khi trẻ có các hành vi gây áp lực lên tầng sinh môn như: trẻ bị táo bón đi cầu phải rặn mạnh, trẻ bị bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy…. Trực tràng dễ sa xuống và không lên được.

       

      Khi trẻ bị sa trực tràng

      Cha mẹ có thể làm gì khi tình huống trên xảy ra tại nhà?

      Đa số phụ huynh rất hốt hoảng và bế con tới bệnh viện, tuy nhiên bạn có thể làm ở nhà các động tác sau mà vẫn giải quyết được vấn đề:

      • Cho bé nằm ngửa, kê mông cao, dạng 2 chân.
      • 1 người phụ cầm vào 2 khoeo chân bé giơ lên cao và giữ dạng ra 2 bên.
      • 1 người đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm xối sạch khối sa, dùng các ngón bàn tay phải nắm trọn lấy khối sa, dùng ngón cái bàn tay trái đặt vào đúng giữa khối sa, kết hợp 2 bàn tay đẩy từ từ khối sa lên trên
      • Trong khi đó người giữ chân trẻ từ từ hạ thấp chân và khép dần 2 chân lại, khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc 2 chân bé duỗi thẳng và 2 mông khép khít lại, giữ nguyên tư thế đó 20 -30 phút, dỗ dành tránh để bé la hét vì có thể sa trở lại.

      Khi nào cần phẫu thuật?

      Nên chờ đợi để cơ thể và khung chậu tự hoàn thiện, nếu sau 3 tuổi bé còn sa trực tràng, hoặc khối sa quá lớn, dài trên 3 cm thì nên phẫu thuật.

      Làm sao để không bị tái phát sa trực tràng?

      • Tư thế đi cầu: không cho trẻ ngồi bô hay ngồi chồm hỗm, sẽ tăng áp lực lên tầng sinh môn và gây sa, nên bế trẻ ở tư thế xi tiểu, xi ị như khi còn nhỏ.
      • Chế độ ăn đủ chất xơ, đủ nước để phòng táo bón.
      • Uống ngừa rota virus, vệ sinh ăn uống để phòng ngừa tiêu chảy.

      Nếu đẩy không lên thì sao?

      Nếu khối sa lớn mắc kẹt và không lên được, bạn lấy miếng gạc sạch thấm nước ấm, đắp lên khối sa và đưa trẻ tới cơ sở y tế.