Bác sĩ nhi khoa Trần Công
Ba nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tái đi tái lại ở trẻ em là đau bụng, đau tai và đau đầu. Hầu như tất cả trẻ em ở một thời điểm này hay thời điểm khác đều từng than đau đầu.
Khi cơn đau đầu xảy ra đột ngột và trầm trọng thì có thể nguyên nhân nằm bên trong sọ não hoặc hệ thống thần kinh trung ương cần phải được đánh giá ngay bởi bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên hầu hết các cơn đau đầu thường là triệu chứng của một bệnh khác hoặc tình trạng cảm xúc của trẻ. Con bạn có thể đang bị căng thẳng hoặc có thể bị cảm hoặc viêm họng do liên cầu. Đôi khi sốt và đau đầu có thể xuất hiện cùng lúc vì vậy nếu con bạn than đau đầu thì nhớ kiểm tra nhiệt độ của con.
Mục lục bài viết
Đau đầu Migraine
Một số trẻ từng có những cơn đau đầu tái đi tái lại gọi là đau đầu Migraine, không giống như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine thường kèm theo các triệu chứng khác.
- Đứa trẻ có thể linh cảm được cơn đau sắp xảy ra. Thường thì cơn đau kéo dài và kèm theo nôn, buồn nôn hoặc sợ ánh sáng.
- Cơn đau có thể là đau nhói hay đau theo nhịp đập, có thể ở 1 hoặc cả 2 bên phần trước đầu.
- Trong cơn đau trẻ có thể có những cảm giác khác ở trong đầu rất khó diễn tả với trẻ em.
- Đứa trẻ thường thích ở trong phòng tối và yên tĩnh.
- Migraine có tính chất gia đình. Nếu Trẻ bị đau đầu Migrain thì cần lộ trình điều trị của bác sĩ.
Khi nào đưa trẻ đi khám?
Phụ huynh cần phải lưu ý những điều dưới đây và đi khám ngay nếu con bạn bị đau đầu và kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
- Có vẻ uể oải và nhầm lẫn bất thường, có thể nhận nhầm người thân hay nói lung tung, thay đổi tính cách điều này đôi khi gợi ý chứng viêm não
- Không chịu cúi đầu về trước, điều này do căng cứng các cơ cổ phía sau. hay gặp trong chứng viêm màng não
- Đau đầu ngày càng tăng, đau tăng khi nằm xuống hay khi thức dậy buổi sáng. Điều này có thể liên quan tới chứng u não làm tăng áp lực trong sọ não.
- Sốt trên 39 độ, chứng tỏ trẻ có nhiễm trùng và chưa loại trừ nhiễm trùng thần kinh
- Không chịu uống :có thể dẫn tới nguy cơ mất nước, hạ đường huyết..
- Nôn nhiều, nôn mạnh nhưng không kèm theo tiêu chảy :có thể chỉ đơn thuần là viêm họng, viêm tai, viêm xoang nhưng cũng có thể là viêm não hoặc viêm màng não
- Yếu hoặc mất khả năng điều khiển tay chân :chắc chắn có liên quan đến tổn thương não bộ.
Một số lưu ý khác không phải khẩn cấp
- Nếu con bạn đang trong giai đoạn tập đi và bị té hay va đập vào đầu, có thể bé khóc nhưng bé không bất tỉnh, chấn thương nặng trong tình huống này rất hiếm. Bạn hãy trấn an trẻ và dỗ trẻ ngủ, hoặc bạn cũng có thể cho trẻ 1 liều giảm đau an toàn như paracetamol và dỗ trẻ đi ngủ. Nếu giấc ngủ không làm trẻ hết đau hoặc cơn đau kéo dài vài tiếng liên tục hoặc trầm trọng hơn thì hãy đi khám
- Con bạn cũng bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi.. kèm theo đau đầu có thể chỉ là cảm lạnh đơn thuần, cũng có thể là viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc các dạng viêm hô hấp khác, bạn cũng nên liên hệ khám với bác sĩ nhi.
- Trẻ nói đau ở vùng mặt (gò má) hoặc ở hàm. Bé có thể sốt, ói, sổ mũi hoặc cáu kỉnh. Có thể là chứng viêm xoang hay đau răng. Bạn cũng nên cho con đi khám
- Nếu con bạn lớn, biết mô tả cơn đau, chúng nói đau đầu và có cảm giác như có dải băng bó chặt cái đầu thì đó có thể là đau đầu do căng thẳng, có liên quan tới cảm xúc. nếu lâu lâu trẻ mới bị thì bạn hãy cho bé một liều giảm đau paracetamol. Nếu chứng đau này tái diễn thường xuyên hãy liên hệ bác sĩ.
- Nếu con bạn chỉ phàn nàn đau đầu chỉ khi ăn kem hoặc khi uống đồ uống lạnh hay thức ăn lạnh khác. Thì đây là chứng đau đầu do thần kinh nhaỵ cảm lạnh hoặc do răng nhạy cảm. Giúp bé tránh những đồ ăn nói trên.
- Nếu con bạn than phiền đau đầu kèm theo mỏi mắt, mỏi cổ vai. Hoặc bạn quan sát thấy bé chớp mắt hay nhoe mắt nhiều bạn hãy cho con tới gặp bác sĩ nhãn khoa để phát hiện các vấn đề về tật khúc xạ.
Tài liệu tham khảo
- https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/755070141357175
- Healthychildren.org
- Chỉ dẫn sức khỏe từ Viện hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ ( aap) – sách bác sĩ của con