Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Ứ nước đài bể thận ở trẻ

      Trang Chủ » Sinh Dục - Tiết Niệu » Ứ nước đài bể thận ở trẻ

      Tác giả: Trần Công08/03/2021

      Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng khi biết con mình bị ứ nước thận có thể ngay từ giai đoạn bào thai hay nhờ siêu âm bụng tình cờ phát hiện ra, bài viết sau nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về chứng bệnh này giúp các bậc phụ huynh bớt lo lắng.

      Ứ nước thận là gì?

      Ứ nước thận là tình trạng bể thận bị căng giãn do đoạn dưới bị hẹp hoặc bị tắc (vị trí bể thận – hình ảnh)

      Giới nào hay bị bệnh này?

      Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ, thống kê thấy số trẻ nam bị nhiều gấp 4-5 lần so với bé gái.

      Thận bên nào hay bị ứ nước?

      Có thể bị ứ nước cả 2 thận hoặc 1 trong 2 bên.

      Nguyên nhân nào gây ra chứng thận ứ nước này?

      Ứ nước bể thận phần lớn là do bẩm sinh cho đến nay người ta cũng không rõ nguyên nhân là gì, 1 tỉ lệ nhỏ do sỏi, chấn thương đường tiết niệu, 1 số do có phẫu thuật trước đó, nếu do sỏi hay phẫu thuật thì gọi là ứ nước thận thứ phát.

      Hẹp hoặc tắc đoạn nào trên đường tiểu sẽ gây ứ nước thận?

      Bất kì đoạn nào dưới bể thận bị tắc, hẹp, gấp khúc đều dẫn tới ứ nước thận, nhưng hay gặp ở các vị trí sau:

      • Hẹp phần nối giữa thận và niệu quản
      • Hẹp chỗ niệu quản cắm vào bàng quang.
      • Trào ngược bàng quang – niệu quản
      • Van niệu đạo sau

      Làm sao để phát hiện sớm chứng ứ nước thận?

      Siêu âm hình thái thai nhi có thể phát hiện ứ nước thận từ lúc thai được 16-20 tuần, ngoài ra thường là do tình cờ siêu âm phát hiện ra khi trẻ đi khám vì đau bụng.

      Thận ứ nước có triệu chứng như thế nào?

      Trường hợp ứ nước nhẹ thường không có triệu chứng, phát hiện được là do tình cờ, những trường hợp ứ nước nặng hay có triệu chứng đau bụng, đái máu hay nhiễm trùng đường tiểu (trẻ đi đái lắt nhắt, khóc khi đái và nước tiểu có máu, mủ hoặc hôi ).

      Điều trị thận ứ nước như thế nào?

      Thận ứ nước nhẹ, trung bình độ 1, 2 chỉ cần theo dõi mỗi 3 tháng bằng siêu âm, bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên dù ứ nước nhẹ nhưng hay gây viêm nhiễm đường tiểu thì cũng cần can thiệp.
      Thận ứ nước nặng độ 3, 4 cần tìm nguyên nhân và can thiệp bằng phẫu thuật.

      Nếu không điều trị thì sẽ gây biến chứng gì ?

      Nếu thận ứ nước trung bình đến nặng nếu không can thiệp , để lâu sẽ dẫn đến suy thận , và có những đợt nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.