Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Cảm lạnh thông thường

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » Cảm lạnh thông thường

      Tác giả: Trần Công27/02/2021

      Nguyên nhân nào gây ra chứng ho , chảy mũi và các triệu chứng của cảm lạnh thông thường?

      Các triệu chứng này thường được gây ra bởi nhiễm siêu vi, phổ biến hất là siêu vi Rhinovirus. Hầu hết các loại virus có thể xâm nhập vào bên trong mũi, miệng, họng hoặc là phổi của bạn và gây ra những triệu chứng của cảm lạnh.

      Hầu hết mọi người có thể vượt qua đợt cảm lạnh mà các vấn đề không bị kéo dài. Tuy nhiên, bị cảm lạnh có thể làm khó chịu và nếu con bạn bị cảm lạnh, có thể khó để biết khi có triệu chứng nào thì cần gọi cho bác sĩ.

      Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường

      • Hắt hơi.
      • Ho.
      • Sổ mũi.
      • Đau họng.
      • Tắc nghẽn đường thở.
      • Ở trẻ em, cảm lạnh thông thường có thể cũng gây sốt nhưng người lớn thì không thường xuyên.

      Sao tôi có thể biết tôi bị cảm lạnh thông thường hay cúm?

      Cả cảm lạnh thông thường và cúm đều gây ra những triệu chứng khá giống nhau. Nhưng chúng cũng có 1 vài điểm quan trọng khác nhau. Bảng sau sẽ giúp bạn phân biệt cảm lạnh thông thường và cúm.

      Bệnh cảm lạnh diễn biến như thế nào?

      Bệnh tự giới hạn, thường được giải quyết hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Trong đó:

      • Sốt: thời gian trung bình là 3 ngày. Có bé sốt đến 4 – 5 ngày.
      • Sổ mũi: sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tuần, nhưng thường được giải quyết sau 10 ngày.
      • Ho: ho có thể kéo dài tới 2 tuần, ho là phản ứng có lợi nhằm giúp tống đờm, vi trùng ra khỏi đường hô hấp giúp đường thở thông thoáng bệnh sẽ mau khỏi.

      Điều trị như thế nào?

      • Hạ sốt: nếu sốt cao làm trẻ khó chịu (đừ, quấy)
      • Vệ sinh mũi bằng dung dich nước muối sinh lí.
      • Uống nhiều nước
      • Ho nhiều có thể uống 1 – 2 muỗng cafe mật ong vào buổi tối và sáng với trẻ trên 1 tuổi.
      • Không tự ý dùng các thuốc OTC (trị cảm ho, sổ mũi) vì tác hại nhiều hơn lợi ích thu được. Đôi khi gây nguy hiểm tính mạng.

      Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng

      Hầu hết bệnh nhân bị cảm lạnh không cần tới bác sĩ hay điều dưỡng. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ của mình nếu:

      • Sốt trên 38 độ C kèm với ớn lạnh, chán ăn hoặc khó thở.
      • Sốt và có kèm bệnh phổi như bệnh suyễn hay khí phế thũng.
      • Ho trên 10 ngày.
      • Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.
      • Nếu bạn trên 75 tuổi bạn cũng nên gọi bác sĩ hay điều dưỡng bất kỳ lúc nào bạn bị ho kéo dài.

      Hãy đưa con bạn tới khoa cấp cứu nếu trẻ

      • Trở nên lẫn lộn hoặc không đáp ứng (tương tác) với bạn.
      • Có rác rối loạn về thở hay gắng sức để thở.
      • Trẻ lừ đừ, li bì khó đánh thức.
      • Co giật.
      • Không bú được hoặc bỏ bú.
      • Nôn tất cả mọi thứ.

      Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu

      • Trẻ từ chối uống nước trong 1 khoảng thời gian dài.
      • Nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
      • Bị sốt và không hoạt động như mọi ngày.
      • Bị ho kéo dài trên 2 tuàn và không cải thiện.
      • Bị nghẹt mũi hay sổ mũi nặng hơn hay không cải thiện sau 2 tuần.
      • Bị đỏ mắt hoặc đổ mủ vàng ra mắt.
      • Bị đau tai, đập tay vào tai hoặc thấy bất kì dấu hiệu nào của nhiễm trùng tai.

      Tôi phải làm gì để cảm thấy tốt hơn?

      Nếu bạn là thiếu niên hay người lớn, bạn có thể thử dùng thuốc ho và trị cảm lạnh là loại thuốc không cần kê toa. Những thứ này sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng. Nhưng chúng không chữa khỏi cảm lạnh hay giúp bạn chóng khỏi bệnh hơn.

      Nếu bạn quyết định tử các thuốc cảm lạnh không kê toa, bạn nên chắc chắn rằng sẽ tuân thủ theo hướng dẫn trên tờ phơi thuốc. Đừng kết hợp 2 hay hơn 2 loại thuốc mà đều có chứa Acetaminophen trong chúng. Nếu bạn dùng quá nhiều Acetaminophen thì gan của bạn có thể bị tổn thương. Cũng vậy, nếu bạn có bệnh tim hoặc bạn đang uống các thuốc kê toa hãy hỏi ý kiến dược sĩ.

      Tôi nên lưu ý gì nếu con tôi bị cảm lạnh?

      Ở trẻ em, cảm lạnh thông thường thì thường nặng hơn là người lớn, và cũng kéo dài hơn. Thêm vào đó trẻ con thường sốt trong 3 ngày đầu tiên của cảm lạnh.

      Các thuốc ho và cảm lạnh có an toàn cho trẻ không?

      Nếu con của bạn dưới 6 tuổi, bạn không nên cho nó bất kỳ thuốc cảm lạnh nào. Những thuốc này không an toàn cho trẻ nhỏ. Thậm chí nếu con bạn lớn hơn 6 tuổi thì các thuốc ho, cảm lạnh dường như cũng chẳng giúp ích gì.
      Không bao giờ được cho trẻ dưới 18 tuổi dùng ASPIRIN. Ở trẻ em, Aspirin có thể gây ra 1 tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là hội chứng Reye. Khi bạn cho con dùng Acetaminophen hay bất kỳ 1 thuốc không kê toa nào thì cũng không được dùng quá liều khuyến cáo.

      Tôi sẽ bệnh trong bao lâu?

      Cảm lạnh thông thường thì thường kéo dài từ 3 – 7 ngày với người lớn và 10 ngày với trẻ em. Nhưng 1 số người có triệu chứng cho tới 2 tuần.

      Cảm lạnh thông thường có thể dẫn tới những vấn đề nặng hơn không?

      Đa số bệnh tự khỏi mà không gây biến chứng gì , tuy nhiên 1 số trẻ có thể bị:

      • Viêm tai giữa cấp
      • Viêm phổi, viêm phế quản
      • Viêm xoang
      • Bội nhiễm vi khuẩn.
      • Viêm tiểu phế quản cấp.
      • Khởi phát cơn hen với trẻ bị hen
      • Các nhiễm trùng khác.

      Hãy tới khám bác sĩ chủ yếu là để bác sĩ xác định xem bé có bị những chứng bệnh trên hay không, nếu không thì yên tâm về theo dõi tiếp.

      Khi nào cần tái khám

      • Bé đau tai: trẻ lớn la đau, sờ tai, trẻ nhỏ quấy khóc, đập tay vào tai, dụi tai vào gối, vai người lớn, nếu chạm vào vành tai trẻ hay kéo lên trẻ la khóc dữ dội, chảy mủ tai.
      • Bé sốt quá 3 ngày.
      • Bé hết sốt 1 vài ngày nhưng bị sốt lại.
      • Bé khò khè , thở có vẻ mệt.
      • Sổ mũi quá 10 ngày mà KHÔNG THUYÊN GIẢM.
      • Ho quá 2 tuần mà KHÔNG THUYÊN GIẢM.

      Làm sao để phòng tránh cảm lạnh?

      Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là rửa tay thường xuyên với xà bông và nước. Cồn sát trùng tay cũng tốt. Các tác nhân có thể gây cảm lạnh có thể sống trên bề mặt bàn, tay nắm cửa hoặc các mặt phẳng khác trên 2 giờ đồng hồ. Bạn không thể nào biết được khi nào bạn chạm vào nó. Điều đó giải thích vi sao việc rửa tay là rất quan trọng.