Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Chăm sóc trẻ bị táo bón

      Trang Chủ » Bệnh Tiêu Hóa » Chăm sóc trẻ bị táo bón

      Tác giả: Trần Công23/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công 

      1. Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước, nhưng không cho uống nước ngọt, nước có ga.
      2. khuyến khích trẻ uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng. Nước mận (Hà Nội), lê rất tốt cho đường ruột và có ích rất nhiều trong điều trị táo bón.
      3. Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày.
      4. Các rau tốt cho trẻ táo bón như: rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang, bí đỏ…. Khi nấu bột và cháo, phải xay, băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái.
      5. Ngoài mận, lê các quả sau cũng tốt cho trẻ táo bón: chuối tiêu ngày 1 quả, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long…
      6. Trẻ bị táo bón không nên ăn: cà rốt, hồng xiêm, táo…
      7. Thử chuyển sang dùng sữa ngừa táo bón: Frisolac comfort, thử dùng sữa đậu nành thay vì sữa bò.
      8. Xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa ăn.
      9. Không tùy tiện dùng thuốc thụt hậu môn, có thể dùng tăm bông tẩm thật nhiều mật ong, thụt nhẹ vào hậu môn của trẻ.
      10. Ăn bữa sáng sớm hơn thường lệ, sau đó tập đi cầu.
      11. Tập đi cầu: nên tập cho trẻ đi cầu mỗi ngày vào 1 giờ nhất định, thời điểm tốt là sau bữa ăn sáng hoặc tối.Tránh để trẻ ngồi bô hoặc toilet quá lâu.
      12. Tư thế ngồi: ngồi ghế ị, bô, 2 chân chạm đất.
      13. Theo dõi cân nặng cho trẻ hàng tháng.
      14. Tới gặp bác sĩ khi:
      • Táo bón trên 1 tuần làm đủ mọi cách như trên không hiệu quả.
      • Bụng chướng căng, nôn ói.
      • Sốt, không hoặc chậm lên cân.
      • Táo bón khi trẻ mới sinh, bụng chướng