Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Chăm sóc trẻ sơ sinh

      Trang Chủ » Bệnh Dinh Dưỡng » Chăm sóc trẻ sơ sinh

      Tác giả: Trần Công06/03/2021

      Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định. Nhưng khi chào đời, cơ thể trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ của môi trường thấp hơn so với tử cung của mẹ. Do vậy, bé cần:

      • Nên lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ.
      • Trẻ cần được quấn trong tã lót, đi tất tay, chân và đội mũ. Trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay người mẹ.
      • Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da.

      Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa… phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân… của trẻ cần phải được giặt sạch phơi.

      Chăm sóc trẻ sơ sinh

      Vàng da sinh lý

      Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần. Một số trường hợp không giảm – Vàng da bệnh lý.

      Lớp chất ” gây”

      Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

      Chăm sóc rốn

      Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ không nên bỏ qua sau khi sinh. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị.

      • Luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
      • Phải rửa tay thật kỹ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ.
      • Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh phần rốn bị va chạm từ bên ngoài. Mỗi khi thay tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và được lưu thông không khí.
      • Tắm có thể giữ khô rốn và cuống rốn hoặc làm khô ngay sau khi tắm.
      • Cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày.
      • Không sử dụng được nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn.
      • Rốn trẻ thường khô và rụng tự nhiên khoảng 1-2 tuần sau sinh. Sau khi rụng chân rốn chưa khô hẳn, có thể gây rỉ máu nhưng không có dịch nhầy, mủ, hôi.

      Cách cho trẻ bú

      Khi bế bé, bạn hãy đỡ trọn đầu thân người và chân trọn trong vòng tay. Như thế, bé sẽ được đón nhận sự ấm áp từ cơ thể bạn truyền sang.

      Mỗi cữ bú của bé sẽ bú khoảng 10 phút và cứ khoảng 2-3 giờ một lần.

      Các thực phẩm khác ngoài sữa dành cho bé lúc này là chưa cần thiết. Hầu như tất cả các bé đều có thể bị dị ứng thực phẩm nếu như bạn cho bé ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ quá sớm, chưa kể các vấn đề khác như không tiêu hoặc hóc thức ăn. Bạn nên biết rằng, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên ngoài sữa mẹ ra, các loại sản phẩm khác đều không.

      Nếu vì lý do nào đó không có sữa mẹ thì dung sữ công thức phù hợp thay thế.

      Đảm bảo 3 yếu tố: (1) mẹ bồng bế đúng cách, (2) bé ngậm bắt vú tốt, (3) bé bú hiệu quả.

      Cho bé bú nơi mà mẹ và bé thoải mái nhất khi cho bé bú.

      Vệ sinh vú bằng khăn với nước sạch trước và sau khi cho bé bú.

      Khi cho bé bú, mẹ ôm bé nằm gọn trong lòng bạn với tư thế sao cho toàn bộ thân mình bé

      Chạm má hay môi dưới bé vào đầu vú của mẹ sao cho khi mở miệng ra là bé có thể ngậm được vú để bú một cách dễ dàng. Mẹ cần phải cho bé ngậm hết đầu vú, kể cả phần quầng vú để bé bú được nhiều hơn và cũng tránh gây đau cho mẹ.

      Khi bé đã bú no, lấy vú ra khỏi miệng bé bằng cách đặt ngón tay trỏ lên vú ở vị trí cạnh mép của bé, ấn nhẹ xuống và rút vú ra. Làm một cách nhẹ nhàng để tránh làm bé thức giấc vì hầu hết các bé sơ sinh thường ngủ ngay sau khi đã bú no. Thông thường bé sẽ bú khoảng 8 đến 12 cử trong một ngày đêm. Mỗi lần bú khoảng 10-20 phút.

      Lưu ý: Hiện tượng Ợ hơi ở trẻ bú bình. Ợ hơi giúp đưa lượng không khí mà bé đã nuốt vào trong khi bú ra khỏi dạ dày. Cho bé ợ hơi khi bé bú được nửa bình sữa và ợ thêm lần nữa khi

      Hướng dẫn ợ hơi cho bé: Ẵm bé áp vào người sao cho cằm và đầu bé tựa lên vai người ẵm, hoặc để bé ngồi trong lòng, lúc này thân mình bé hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được. Nếu một phút trôi qua mà bé vẫn không ợ được thì có lẽ bé không bị đầy hơi trong lần bú này.

      Hầu hết các bé đều trớ ra một ít sữa sau khi bú xong, và điều đó hoàn toàn bình thường.

      Các giác quan trẻ

      Ở độ hai tuần tuổi, năm giác quan của bé được cải thiện từng ngày. Đầu của bé còn quá to so với thân mình và các cơ cổ còn rất yếu vì vậy cần phải cẩn thận nâng đầu bé khi ẳm bồng.

      Bé cũng đã bắt đầu biết sử dụng tai để nghe và mắt để nhìn. Khuôn mặt bé lúc này trông bụ bẩm và đáng yêu hơn lúc mới sanh, đôi lúc bé còn có thể nhoẻn miệng cười và nghe giọng nói.

      Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn. Cằm bé có thể nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nằm sấp. Lúc này bé chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu không có sự giúp đỡ. Bé nắm chặt lấy bất cứ vật gì được đặt vào trong tay.

      Khả năng nhìn và nghe của bé, bé có thể quan sát xung quanh bằng mắt. Bé có thể quay hướng về phía có âm thanh phát ra. Đôi khi, bé có thể giữ đầu ngóc lên trong vài phút khi được đặt nằm sấp. Bé có thể ngã đầu về phía trước khi được đặt ở tư thế ngồi. Bé nhìn thấy rõ nhất ở khoảng cách khoảng 20 centimet. Bé thích nhìn ngắm khuôn mặt mẹ, người thân và các màu sắc có độ tương phản.

      Có thể nghe được âm thanh và cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Bé rất thích thú khi nghe được giọng nói mẹ và vui sướng hơn khi được mẹ trò chuyện với bé. Bé cũng đã phát triển xúc giác, vị giác và khứu giác. Bé có thể nhận biết được mùi cơ thể thân quen của.

      Khóc là một cách để bé giao tiếp với mẹ. Trong vài tuần lễ đầu sau sinh, một vài bé có thể khóc tổng cộng 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Một số có thể khóc nhiều hơn nữa vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 sau sinh. Một số bé có thể khóc từ 10 – 15 phút trước khi ngủ, còn gọi là bé gây ngủ.

      Khi bé khóc nghĩa là bé có nhu cầu cần được hỗ trợ, có thể là đói, đau bụng hay tiêu tiểu thậm

      Tất cả nhu cầu đều được bé biểu hiện bằng những cách khác nhau và cũng hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các bé. Chính vì vậy, người mẹ nên tìm hiểu xem bé muốn gì. Lúc đầu có thể có nhiều khó khăn, nhưng dần dần người mẹ sẽ hiểu rõ và mỗi thời điểm bé khóc người mẹ có thể biết và đáp ứng nhu cầu của bé.

      Nếu bé vẫn khóc không ngừng và tiếng khóc có vẻ dữ dội, gào thét liên tục mặc dù người mẹ đã thực hiện tất cả các yêu cầu có thể thì cần phải khám xác định nguyên nhân gây khóc.

      Trong trường hợp bé khóc liên tục có thể làm ba mẹ căng thẳng quá mức, nhất là các bà mẹ trẻ tuổi hoặc mắc chứng trầm cảm sau sanh dễ nổi giận và cách lắc mạnh người bé liên tục để thỏa cơn giận và như vậy bé sẽ nín nhưng hành động này rất nguy hiểm có thể gây ra chấn thương nặng cho cổ và đầu của bé và thậm chí có thể làm bé tử vong hoặc có những tổn thương thần kinh không hồi phục được.

      Giờ ngủ của trẻ

      Trong suốt tháng đầu sau sinh, bé ngủ hầu như cả ngày chỉ trừ những lúc bú và đi vệ sinh, bé ngủ khoảng 18 tiếng một ngày.

      Lúc này bé vẫn chưa có khái niệm về thời gian, chưa phân biệt được đêm và ngày và bé cứ ngủ khi có nhu cầu. Bé chưa có trình tự giờ giấc về việc ăn và ngủ. Việc ngủ, bú chỉ diễn ra theo nhu cầu tự nhiên của bé mà thôi. Bé còn bú cả vào ban đêm cho đến tận khoảng 1 tuổi và thậm chí thường xuyên tè dầm.

      Chính vì vậy khuyên người mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cùng với bé. Khi bé ngủ mẹ cũng nên tranh thủ ngủ với bé, mặc dù ban ngày để giữ sức khỏe cho người mẹ.

      Luôn cho bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi. Nếu bé hay ói ọc, có thể cho bé ngủ ở tư thế nằm nghiêng để tránh thức ăn bé ọc ra có thể lọt vào đường thở của bé. Tuyệt đối không để bé nằm sấp trong lúc ngủ khi trẻ còn quá bé.

      Nhiệt độ trong phòng ngủ của bé phải ấm áp. Nếu sử dụng máy lạnh, nhiệt độ phòng không nên dưới 27°C và không để cho luồn không khí lạnh từ máy hướng thẳng vào người bé. Nếu bị lạnh quá bé có thể bị tuột thân nhiệt rất nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất là nên để bé ngủ trong một căn phòng thoáng khí, ấm áp và yên tĩnh.

      Tắm cho trẻ

      Không ủ bé quá nhiều và chặt cứng đến nỗi bé không thể thở được. Tráng quấn bé quá kỹ bằng nhiều lớp khăn, không đắp bé bằng chăn lông quá dày hay mặc quá nhiều lớp quần áo để ủ ấm bé gấy tăng thân nhiệt và khó thở.

      Tốt nhất nên tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu bé có da khô có thể tắm bé hai ngày một lần, luôn giữ bộ phận sinh dục của bé sạch sẽ.

      Da bé lúc này còn quá mỏng manh và cũng không có gì là bẩn nên không cần sử dụng sữa tắm hay xà bông cho bé mà chỉ cần tắm bé bằng nước ấm và sạch là đủ. Khi pha nước nóng nhớ dùng tay kiểm tra xem nước có quá nóng hay không, để tránh làm bé bị bỏng.

      Cần chăm sóc rốn, mắt, mũi, da ngừa hăm kẽ sau tắm.

      Thời gian tắm 5-10 phút, tránh ngâm lâu gây lạnh và bệnh.

      Hầu hết các bé đều phải rặn mỗi khi đi cầu, nhưng phân mềm.

      Một ngày đi tiêu ít nhất 1 lần, nhiều nhất bằng số lần bú.

      Phân mới sinh, màu xanh, vàng xanh, có ít nhớt, hơi lỏng. sau đó phân vàng sệt không tanh hôi, không gây hăm hậu môn. Nếu phân lỏng nhiều nước bốc mùi chua, tanh, hôi, nhầy máu

      Đối với bé trai, bạn cần rửa và lau chùi sạch sẽ chim bé mỗi ngày. Ngoài ra, không chà xát mạnh và không kéo ngược bao quy đầu trên dương vật bé.

      Nếu là bé gái, có thể có chất nhầy màu trắng tiết ra từ âm đạo trong những ngày đầu sau khi sanh là hoàn toàn bình thường.