Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

      Trang Chủ » Cơ - Xương - Khớp » Chân vòng kiềng, chân chữ X, bàn chân bẹt

      Tác giả: Trần Công24/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công 

      Chân vòng kiềng (hay còn gọi chân chữ O)

      Trẻ nhỏ thường bị chân vòng kiềng, tức là 2 đầu gối xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau và ngón chân quặp (các ngón chân chĩa vào nhau). Hiện tượng này sẽ từ từ cải thiện. Chân sẽ thẳng lại thường là sau 3 tuổi. Trừ 1 số bé có chân cong di truyền của cha mẹ (ít).

      Lời khuyên của tôi: Nếu thấy con có chân vòng kiềng, bình tĩnh đợi cho đến 4-6 tuổi, tuy nhiên sau 3 tuổi mà không bớt hoặc vòng kiềng nặng hơn thì nên tới gặp bác sĩ nhi. (Bế cắp nách không tạo nên chân vòng kiềng).

      Chân chữ X (chữ chi)

      Khi các bé bắt đầu tập đi, xương chày sẽ xoắn lại, hiện tượng xoắn xương chày sẽ tạo thành chân chữ X nhẹ nhiều nhất vào năm 2-3 tuổi (đầu gối gần nhau nhưng 2 mắt cá chân cách xa nhau). Sự cong vẹo này sẽ tự điều chỉnh ở tuổi thứ 10. Đai và giày điều chỉnh không có tác dụng, hầu hết chân trẻ đều thẳng ở tuổi thiếu niên (13- 17 tuổi)

      Lời khuyên của tôi: đến gặp bác sĩ nhi nếu sau 11 tuổi chân chữ chi không bớt mà còn nặng hơn.

      Tật bàn chân bẹt bẩm sinh

      bàn chân bẹt

      Là dị tật làm cho gan bàn chân phẳng, và bàn chân mềm dẻo hơn bình thường. Có thể đơn độc hoặc phối hợp với các bệnh lí thần kinh cơ khác. Thường có tính chất gia đình.

      Xử trí: Đa số cần phải phẫu thuật, lứa tuổi hù hợp là 4 tuổi. Trước mổ có thể mang giày chỉnh hình có độn phần đế bên trong.

      Lời khuyên của tôi: Nếu nghi ngờ con có bàn chân bẹt, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

      Lời khuyên chung

      Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu thấy con bạn:

      • Một chân bị cong vẹo nhiều hơn bên kia
      • Cong vẹo chỉ một bên, bên kia bình thường
      • Có chân vòng kiềng hoặc chữ X kèm theo chiều cao rất kém so với tuổi.