Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Đầu chim bé có cục gì trắng trắng

      Trang Chủ » Bệnh Truyền Nhiễm » Đầu chim bé có cục gì trắng trắng

      Tác giả: Trần Công01/03/2021

      Câu hỏi

      Bác ơi, cu K nhà em, hôm trước em tắm cho bé thì thấy ở đầu chim bé, dưới lớp da đầu chim có cục gì trắng trắng, vàng vàng, to bằng hạt đậu xanh, hơi cứng, bé không đau, không sốt gì hết, vẫn đi tiểu bình thường. Em lo quá cho cháu tới gặp bác sĩ S chuyên ngại niệu, bác ấy lột da quy đầu của cháu ra, lấy bỏ mấy cục đó đi rồi,cho thuốc về thoa nhưng hơn 10 ngày nay đầu chim cháu vẫn sưng đỏ, em phải làm sao đây?”

      Trả lời

      Trên đây là nguyên văn câu hỏi của mẹ bệnh nhân hỏi tôi ngày hôm qua. trường hợp như vậy tôi cũng đã gặp nhiều lần. Cũng nói 1 chút về cái cục trắng trắng đó và thái độ thế nào là hợp lí.

      Nguồn gốc của cục trắng trắng

      • Quy đầu và mặt trong lớp bao da quy đầu của trẻ em nó dính vào nhau, chỉ chừa lại cái lỗ để bé tiểu (chỗ chừa ra rộng, hẹp tùy bé)
      • Bình thường mỗi khi dương vật cương, nhất là khi bé ngủ thì chỗ dính này tách dần ra, cho đến năm 4-5 tuổi gần như tất cả đều tách hoàn toàn, và toàn bộ quy đầu có thể lộ ra ngoài (nếu ta kéo nhẹ bao quy đầu xuống).
      • Trình tự là lớp da này sẽ tách ra từ phần chóp quy đầu (có lỗ tiểu) dần dần chạy xuống phía rãnh quy đầu (phía mu), nhưng vì lí do nào đó, mà quá trình trình này diễn ra ngược lại, nghĩa là mặt trong lớp da quy đầu rẽ tách khỏi quy đầu từ phía rãnh quy đầu lên phía chóp quy đầu, và như vậy vô tình tạo nên 1 khoảng trống giữa lớp da và quy đầu.Điều gì sẽ xảy ra? Chất dịch tiết của quy đầu sẽ tích tụ trong khoảng trống đó và tạo nên 1 cục màu trắng, hoặc ngà ngà vàng, hơi rắn và không đau, không sưng viêm, mọi thứ vẫn bình thường, khi lớp da tách hết khỏi quy đầu thì cái cục đó tự nhiên rơi ra.

      Xử trí như thế nào?

      Với cá nhân tôi, nếu cục đó không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, không gây đau, không viêm nhiễm gì thì cứ mặc kệ nó, bạn có thể kéo nhẹ nhàng mỗi ngày bao quy đầu của bé xuống với chất bôi trơn hay với nước đơn thuần, đến khi lộ được hết quy đầu thì cục đó sẽ rớt ra, việc kéo này không phải là với mục đích chính là loại bỏ cục bã đậu này, mà là 1 quá trình hỗ trợ tự nhiên để giúp quy đầu thoát ra nhanh hơn, đặc biệt với những cháu bị hẹp bao quy đầu, tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm quy đầu – bao quy đầu.

      Trở về với trường hợp bệnh nhân của tôi: lột thì cũng lột rồi, sưng thì cũng sưng rồi, và rõ ràng khi tôi khám đã có hiện tượng viêm: nề đỏ vùng gốc quy đầu, cặn dơ có mùi hôi, 1 phần do động tác lột bao quy đầu của bác sĩ trước khá mạnh bạo, đương nhiên sẽ gây tổn thương cho bé, 1 phần mẹ bé vì quá lo lắng mà mỗi ngày đều dùng tay không kéo da bao quy đầu của bé xuống để ngó xem có gì khác lạ mà không dùng nước hay chất bôi trơn nào, thì đương nhiên tổn thương lại càng tổn thương hơn. Trong tình huống này, tôi có hướng dẫn mẹ cháu về nhà ngày 2 lần cho bé ngồi trong chậu nước ấm, có pha 1 ít muối, nhẹ nhàng kéo da quy đầu xuống, lộ hết quy đầu ra, rửa sạch cặn bã phía dưới, sau đó cho bé đứng dậy, dùng nước muối sinh lí 0.9 % xối rửa lại vào đầu chim bé, dùng khăn mềm thấm khô và thoa thuốc mỡ (kháng sinh – chống viêm).