Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Dậy thì muộn

      Trang Chủ » Bệnh Nội Tiết » Dậy thì muộn

      Tác giả: Trần Công12/03/2021

      Dậy thì muộn là gì ?

      Dậy thì thường bắt đầu vào độ tuổi từ 9 – 12 ở con gái và 10 – 13 ở con trai. Gọi là dậy thì trễ khi:

      • Một bé gái không xuất hiện bất kì dấu hiệu nào của dậy thì sau tuổi 12, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé gái là phát triển ngực.
      • Một bé trai không xuất hiện bất kì dấu hiệu nào của dậy thì ở tuổi 14, dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở bé trai là tinh hoàn to ra.

      Nguyên nhân nào gây ra dậy thì muộn?

      Dậy thì là do ở não bộ có các tuyến nội tiết, tiết ra hormone đi tới tinh hoàn của nam, làm tinh hoàn tiết ra testosterol, đi tới buồng trứng của nữ làm buồng trứng tiết ra estrogen, testosterol và estrogen sẽ gây ra những biến đổi của cơ thể ( các dấu hiệu của dậy thì ).

      Dậy thì muộn sẽ xảy ra khi quá tình này xảy ra không đúng thời gian đã định. Nhưng nó không có nghĩa rằng con bạn có bệnh tật gì. Một số đứa trẻ dậy thì trễ do:

      • Chúng lớn chậm hơn những đứa trẻ khác. Điều này là hoàn toàn bình thường.
      • Dậy thì trễ có tính chất gia đình. Nếu cha mẹ từng dậy thì trễ thì khả năng cao con họ cũng vậy . Điều này đặc biệt đúng với bé trai .

      Chỉ một số ít các đứa bé dậy thì trễ là có các rắc rối về bệnh tật như :

      • Tăng trưởng bất thường hoặc có vấn đề về não, tinh hoàn, buồng trứng.
      • Tình trạng bệnh tật kéo dài.
      • Sự bất thường về gene mà đứa trẻ bị từ khi sinh ra.
      • Trẻ em, nhất là trẻ gái cũng có thể dậy thì trễ nếu chúng quá mỏng manh, không ăn uống đầy đủ hoặc hoạt động thể lực quá mức bình thường.

      Có cần làm xét nghiệm gì cho trẻ hay không ?

      • Có, nếu con bạn bị dậy thì muộn, bác sĩ đều muốn biết lí do tại sao. Có thể sẽ cần xét nghiệm máu và chụp x-quang xương bàn tay, cổ tay để đánh giá tuổi xương.
      • Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm có thể sẽ cần những xét nghiệm chuyên sâu hơn về máu, chụp CT, siêu âm và một vài chẩn đoán hình ảnh não bộ hay bụng.

      Điều trị dậy thì muộn như thế nào ?

      • Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi và nguyên nhân gây dậy thì muộn.
      • Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là các vấn đề y khoa, bác sĩ sẽ giải quyết vẫn đề đó bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Sau khi giải quyết xong, trẻ sẽ bắt đầu dậy thì .
      • Nếu đứa trẻ bình thường nhưng tăng trưởng chậm hoặc dậy thì muộn có yếu tố gia đình, chỉ việc theo dõi và chờ đợi.
      • Nếu con bạn bị thiếu cân hay hoạt động quá mức bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên để tay đổi lối sống và nâng cao sức khỏe cho trẻ.
      • Một số đứa trẻ (hầu hết là trẻ nam) thì bình thường nhưng lại chậm lớn thì được điều trị bằng hormone để giúp cho quá trình dậy thì bắt đầu. Các bác sĩ thường chỉ điều trị khi dậy thì trễ ảnh hưởng tới cuộc sống của đứa trẻ (vấn đề tâm lí).

      Tôi có thể giúp gì được cho con tôi nữa không ?

      • Bạn có thể giúp con của bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Hãy chỉ ra điểm mạnh của con bạn thay vì tập trung vào cơ thể của mình. Một số trẻ dậy thì muộn có thể gặp khó khăn trong một khoảng thời gian, bởi vì trẻ trông chúng trẻ con hơn các bạn cùng tuổi.
      • Nếu con bạn bị trêu chọc hoặc bị đối xử tệ, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc y tá để được giúp đỡ bản thân mình. Hãy chỉ ra điểm mạnh của con bạn thay vì tập trung vào cơ thể của mình. Một số trẻ dậy thì muộn có thể gặp khó khăn trong một khoảng thời gian, bởi vì trẻ trông chúng trẻ con hơn các bạn cùng tuổi
      • Nếu con bạn bị trêu chọc hoặc bị đối xử tệ, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc y tá để được giúp đỡ.