Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Giải mã về BLW (phương pháp ăn dặm bé chỉ huy)

      Trang Chủ » Bệnh Dinh Dưỡng » Giải mã về BLW (phương pháp ăn dặm bé chỉ huy)

      Tác giả: Trần Công16/02/2020

      Bác Sĩ Nhi Khoa Trần Công _ Nhi Khoa Sunshine Pediatric Center

      Trong vài năm trở lại đây, phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW) được nhiều phụ huynh biết tới, nhưng thực sự số lượng gia đình áp dụng phương pháp này chưa nhiều do rất nhiều cản trở.

      Một nghiên cứu tổng quan hệ thống lấy dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khác nhau ở thư viện Cochrane và DARE (Database of Abstract of Reviews of Effects), EMBASE và MEDLINE trong giai đoạn từ 2010- 2018 (cập nhật đến ngày 1 tháng 5 (sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện, khoa học và cập nhật về phương pháp này).

      Trong bài viết này tôi chỉ tổng hợp những điểm mấu chốt, đây không phải là một bài viết về cách thức nuôi ăn. Bài này chỉ để cung cấp kiến thức và thay đổi thái độ, từ đó dẫn đến quyết định thực hiện hành vi đúng đắn, còn thực hành cụ thể vui lòng theo dõi những bài tiếp theo.

      Dữ liệu từ bài được lấy từ 12 bài báo, 10 nghiên cứu quan sát cắt ngang và 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.

      Các câu hỏi thường gặp về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy – BLW

      Chúng ta sẽ tập trung giải quyết 8 câu hỏi lớn sau, đây cũng là những bận tâm của phụ huynh cũng như các bác sĩ nhi khoa khi lần đầu tiếp cận BLW

      1. BLW có làm tăng nguy cơ nghẹt thở (choking) hay không?
      2. BLW có cũng cấp đủ năng lượng và giúp trẻ tăng trưởng bình thường không?
      3. BLW có gây ra tình trạng thiếu sắt dinh dưỡng không?
      4. BLW tác động như thế nào lên cảm giác thỏa mãn và trọng lượng cơ thể trẻ?
      5. BLW có ảnh hưởng tới sở thích và chất lượng bữa ăn không?
      6. BLW có cải thiện quan hệ giữa các thành viên gia đình liên quan đến chuyện ăn uống không?
      7. Những bà mẹ lựa chọn BLW có khác các bà mẹ chọn phương pháp nuôi truyền thống về thời điểm bắt đầu ăn dặm không?
      8. BLW Có tác động tích cực đến cảm xúc và thái độ của bà mẹ lên việc cho con ăn dặm hay không ?

      Giải mã về BLW (phương pháp ăn dặm bé chỉ huy)

      BLW có làm tăng nguy cơ nghẹn không?

      Có thể nói mối lo lắng bận tậm nhất của các bậc phụ huynh chính là việc liệu bé còn nhỏ như vậy mà cho ăn đồ thô sớm thế có dẫn đến nghẹn không khi họ thấy trẻ cho đồ ăn vào miệng và thỉnh thoảng lại có động tác ọe ọe hoặc thậm chí ói ra, điều đó khiến họ thực sự sợ hãi.

      Các nghiên cứu

      Một nghiên cứu quan sát nhỏ phát hiện ra rằng, không có sự khác biệt về tỉ lệ bị sặc nghẹn giữa BLW và phương pháp đút muỗng truyền thống. Trong quan sát này, người ta thấy ở 199 trẻ ăn theo phương pháp BLW, 30 % số trẻ có ít nhất 1 đợt ‘’nghẹn’’, tỉ lệ này có vẻ cao nhưng chưa loại trừ khả năng phụ huynh không phân biệt được sặc nghẹn thực sự (choking) với chứng ọe (gagging).

      Kết quả tương tự cũng được phát hiện bởi nghiên cứu quan sát 1151 trẻ em thực hiện bởi Brown et al. Nghiên cứu cho thấy có ít nhất 1 đợt nghẹn (choking) xảy ra ở 11.9 % trẻ ăn BLW với thức ăn cứng, 15,5 % với trẻ ăn BLW với thức ăn lỏng và 11.6 % đối với trẻ ăn đút truyền thống. Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê.
      Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, không có sự khác biệt về xác suất sặc nghẹn giữa 2 nhóm trẻ ăn BLW và ăn truyền thống.

      Kết luận

      Bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng, BLW không làm tăng nguy cơ sặc nghẹn thức ăn so với phương pháp đút muỗng truyền thống.

      BLW có cung cấp đủ năng lượng và giúp trẻ tăng trưởng bình thường không?

      Các nghiên cứu

      Các kết quả từ 1 nghiên cứu quan sát được thực hiện bởi Townsend et al. cho thấy rằng nhóm trẻ nhiều ăn BLW có cân nặng thấp hơn trẻ ăn đút truyền thống.

      Một nghiên cứu quan sát khác báo cáo rằng các bà mẹ nuôi con BLW cho rằng con họ uống nhiều sữa hơn là ăn thô hơn so với trẻ được cho ăn theo phương pháp truyền thống. Điều này có thể dẫn tới chế độ ăn không cân đối cho trẻ trên 6 tháng.

      Gần đây, Morison và cộng sự báo cáo rằng tổng năng lượng nhập vào giữa 2 nhóm ăn BLW và đút muỗng truyền thống là như nhau. Nhóm ăn BLW tiêu thu chất béo toàn phần và acid béo bão hòa nhiều hơn là trẻ được ho ăn theo phương pháp truyền thống.

      Có sự đồng thuận giữa nghiên cứu quan sát của Morison và cộng sự, và thử nghiệm ngẫu nhiên của Taylor là không có sự khác biệt về tổng năng lượng nhập vào mỗi ngày giữa 2 phương pháp cho ăn.

      Ngoài ra không có trẻ nào trong nhóm BLW bị chậm tăng trưởng.

      Trong nghiên cứu của Taylor và cộng sự, họ đã trực tiếp cân đo trẻ trong khi ở các nghiên cứu trước cân nặng của trẻ là do cha mẹ cung cấp. Thêm vào đó taylor đã khuyến khích sử dụng những thực phẩm nhiều năng lượng hơn để giảm nguy cơ chậm tăng trưởng.

      Kết luận

      Nếu bạn nuôi con theo BLW con bạn có thể nhẹ cân hơn những bé được cho ăn đút khác.

      Lí do là trẻ ăn BLW chỉ ăn đủ lượng trẻ cần, trong khi trẻ ăn đút có xu hướng bị cho ăn nhiều hơn nhu cầu vì trẻ không chủ động ăn.

      Thêm nữa nếu chọn BLW hãy chọn cho trẻ những thức ăn có năng lượng cao nhưng ít chất béo bão hòa.

      BLW có làm trẻ bị thiếu sắt không?

      Các nghiên cứu

      Từ 6 tháng tuổi trở đi, bú mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu sắt của trẻ. Sắt sẽ được bổ sung bằng đồ ăn dặm. BLW có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị thiếu sắt vì lượng sắt trong các thực phẩm không ổn định cho trẻ tự ăn, thêm vào đó những thực phẩm dễ cầm nắm để cho ăn theo kiểu BLW như trái cây hay rau hấp chín có thể chứa sắt thấp.

      Kết luận

      BLW có thể dẫn tới tăng nguy cơ thiếu sắt ở trẻ do bản chất thức ăn và trẻ có xu hướng dùng sữa nhiều hơn. vậy thì hãy giới thiệu những loại thực phẩm giầu sắt cho con khi bạn chọn BLW .

      Phương pháp BLW có tác động thế nào đến trọng lượng và đáp ứng thỏa mãn của trẻ?

      Các nghiên cứu

      Cho tới nay, có 3 nghiên cứu được thưc hiện để đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp nuôi ăn lên kết cục sức khỏe. Chúng thông qua các chỉ số như BMI và tỉ lệ béo phì.

      Townsend và Pitchford thấy rằng So với ăn đút có tần suất cao hơn trẻ nhẹ cân trong nhóm BLW (3/63) trong khi nhóm ăn đút muỗng lại gia tăng tỉ lệ béo phì.

      Trong một nghiên cứu cắt ngang lớn hơn, Brown và Lee không thấy có mối liên quan giữa phương pháp cho ăn (BLW và truyền thống( với trọng lượng cơ thể do cha mẹ báo cáo.

      Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, nhóm trẻ BLW thì ăn một lượng ít hơn, nhưng lại dễ thỏa mãn hơn, ăn uống ít cầu kì hơn so với nhóm cho ăn đút truyền thống. Những đứa trẻ trong nhóm BLW ở độ tuổi 12 tháng – 3 tuổi thì có cân nặng trung bình thấp hơn so với trẻ ăn truyền thống .

      Các kết quả cũng tương tự trong một thử nghiệm ngẫu nhiên tiến hành bởi Taylor và cộng sự. Chỉ có sự khác biệt là BMI của trẻ từ 12- 24 tháng không có sự khác biệt giữa 2 phương pháp cho ăn.

      Kết luận

      BLW giúp trẻ thoải mãi và dễ thỏa mãn hơn, tuy nhiên trọng lượng cơ thể trẻ có khuynh hướng nhẹ hơn các trẻ nuôi theo kiểu ăn đút. điều này dễ hiểu do trẻ ăn đút có xu hướng ăn nhiều hơn nhu cầu bản thân .

      BLW có ảnh hưởng tới sở thích và chất lượng bữa ăn không?

      Các nghiên cứu

      Trong nghiên cứu quan sát của .Morison BJ và cộng sự. thấy rằng không có sự khác biệt về sở thích ăn uống giữa 2 nhóm.
      Một thực tế khác là, nếu nhóm trẻ BLW được cho ăn những thức ăn giống người lớn, chúng có xu hướng tiêu thụ muối, đường nhiều hơn và điều này là không hợp lý với trẻ .

      Kết luận

      Nếu chọn BLW bạn cần nghiên cứu kĩ và nên được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn của chính gia đình bạn tỏng đó có con bạn, để tránh cho trẻ tiêu thụ quá nhiều đường và muối – cái được cho là sẽ ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe về sau .

      BLW có giúp cải thiện quan hệ giữa các thành viên gia đình liên quan tới ăn uống hay không?

      Các nghiên cứu

      BLW được cho rằng trẻ sẽ được tham gia vào bữa ăn chung với gia đình một cách dễ dàng hơn so với ăn đút muỗng truyền thống bởi vì chúng sẽ ăn chung thực phẩm với gia đình, cũng như trẻ BLW sẽ không bao giờ bị ép ăn do đó cảm xúc giữa các thành viên cũng sẽ thoải mái hơn.
      Tuy nhiên 1 nghiên cứu đơn lẻ cắt ngang không có đối chứng lại cho rằng BLW không giúp cải thiện phong cách ăn uống của gia đình.

      Kết luận

      Ở Việt Nam, BLW có thể gây mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình nhiều hơn là tạo nên sự thoải mái. Do nhiều thế hệ cùng sống chung có quan điểm rất khác nhau về cho ăn, cũng như ông/ bà có quyền lực quá lớn sẽ là trở ngại cực kì của BLW .

      Các bà mẹ cho con ăn kiểu BLW chọn thời điểm bắt đầu cho ăn có khác các bà mẹ nuôi con truyền thống?

      Các nghiên cứu

      Theo các dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát, các bà mẹ chon BLW thường bắt đầu lúc trẻ được 6 tháng tuổi.
      Có bằng chứng cho thấy nếu cho trẻ ăn thô sớm trước 6 tháng sẽ gia tăng tỉ lệ quá cân.

      Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để giải quyết vấn đề này.

      Kết luận

      Theo ý kiến cá nhân tôi, con số về tháng tuổi không nên là dấu mốc để quyết định bắt đầu BLW. Thời điểm hợp lí có lẽ là khi bé đã tự ngồi vững vàng không cần trợ giúp và trẻ biết với cầm đồ ăn cho lên miệng.Bạn có thể bắt đầu BLW có thể lúc 7 tháng, 8 tháng, hay 9 tháng. Trong khoảng thời gian chờ con sẵn sàng BLW bạn cũng có thể cho đút muỗng truyền thống.

      BLW có tác động tích cực đến cảm xúc và thái độ của bà mẹ lên việc cho con ăn dặm hay không?

      Các nghiên cứu

      Trong nghiên cứu quan sát của Brown và cộng sự, các bà mẹ báo cáo rằng họ ít lo lắng hơn, điểm số về các rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng thấp hơn, và họ tận tâm hơn với việc cho con ăn.

      Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có thể các bà mẹ hay lo âu, căng thẳng chủ động tìm đến phương pháp nuôi ăn truyền thống, còn các bà mẹ thoải mái tự tin lại cho ăn kiểu BLW chứ chưa chắc BLW đem lại cảm xúc tích cực cho các bà mẹ.

      Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn.

      Kết luận

      Một khi cả mẹ và con đã thuần thục BLW thì cảm xúc tích cực sẽ đến với cả 2. Tuy nhiên thời gian đầu có thể mất đến 2 tháng, bà mẹ có thể sẽ cảm thấy stress do trẻ không nhai nuốt mà lại quẳng thức ăn vương vãi khắp nhà.

      Kết luận chung

      1. Phương pháp nào cũng có ưu – nhược điểm riêng. Phương pháp cho ăn lý tưởng là phương pháp được kì vọng:
        • Cả người cho ăn và trẻ đều cảm thấy thoải mái
        • Cân đối về các thành phần dinh dưỡng
        • Trẻ tăng trưởng bình thường
        • Phát triển được các kĩ năng cầm nắm, nhai nuốt, khám phá mùi vị
        • Dễ chấp nhận đa dạng thức ăn
      2. Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta có thể phối hợp phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW) và đút muỗng truyền thống. Có vẻ sẽ tốt hơn nếu bên cạnh những miếng đồ ăn trên bàn và trong bàn tay trẻ có thêm 1 chén cháo/ bột kiểu truyền thống. Khi con vui có thể đút cho con thêm vài muỗng. Điều này quan trọng trong mấy tháng đầu khi bắt đầu ăn dặm.Khi bắt đầu cho con ăn dặm, hãy sắp sếp tới gặp Bác sĩ Nhi hoặc Bác sĩ dinh dưỡng.
      3. Lên kế hoạch kiểm tra SK cho trẻ định kì.
      4. Bạn không nên để nhiều người can thiệp vào quá trình nuôi ăn.