Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Hành xử với trẻ đái dầm

      Trang Chủ » Sinh Dục - Tiết Niệu » Hành xử với trẻ đái dầm

      Tác giả: Trần Công08/03/2021

      Đái dầm là gì?

      Đái dầm là khi 1 đứa bé đã đủ tuổi và có khả năng kiểm soát bàng quang lại đi tiểu vào ban đêm trong giấc ngủ. Đây là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

      Tại sao lại xảy ra đái dầm?

      Các bác sĩ cũng không biết chắc chắn vì sao lại trẻ lại đái dầm và vì sao hiện tượng nay lại tự hết. Nhưng dường như nó là 1 hiện tượng của quá trình phát triển tự nhiên, và đứa trẻ sẽ tự vượt qua được điều này. Hiện tượng này phổi biến nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên – thường thì nó cũng không phải dấu hiệu gì của các vấn đề y khoa chuyên sâu hay nghiêm trọng cả.

      Người ta thấy đái dầm cũng có tính chất gia đình, nhiều đứa trẻ đái dầm có người thân cũng như vậy. Hoặc cha mẹ chúng cũng đái dầm khi còn nhỏ.

      Hành xử với trẻ đái dầm

      Chúng ta có thể đối phó với đái dầm như thế nào?

      Đái dầm là tình trạng mà hàng triệu gia đình phải đối mặt mỗi đêm, và có thể gây căng thẳng. Đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy xấu hổ và có lỗi. Những đứa trẻ thường lo lắng khi chúng phải qua đêm ở nhà bạn hay đi cắm trại với lớp.

      Đái dầm thường tự hết nhưng cũng có thể kéo dài 1 khoảng thời gian, nó có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc không thoải mái, do đó việc hỗ trợ cảm xúc cho trẻ rất quan trọng cho đến khi hiện tượng này qua đi. Hãy trấn an đứa trẻ rằng, đái dầm chỉ là 1 hiện tượng bình bình thường trong quá trình phát triển của trẻ mà thôi, và điều này sẽ không kéo dài mãi mãi.

      Hãy cố gắng cho đứa trẻ uống nhiều nước vào ban ngày và ít vào ban đêm và tránh những thức uống có chứa cafein vì chúng làm lợi tiểu. Và nhớ nhắc con bạn đi tiểu trước khi lên giường. Rất nhiều cha mẹ phát hiện ra rằng, việc tạo động lực cho trẻ bằng cách khen ngợi và cho trẻ những món quà nhỏ vào mỗi sáng nếu đêm hôm trước trẻ không đái dầm, sau rất nhiều lần như vậy hiện tượng đái dầm có cải thiện. Việc dụng 1 chiếc đồng hồ báo thức vào ban đêm để nhắc trẻ đi tiểu cũng có ích.

      Khi trẻ thức dậy với chiếc mền ướt, bạn đừng tức giận hay la mắng trẻ, hãy để con giúp bạn thay mền. Giải thích rằng việc này không phải là hình phạt mà là 1 quy trình thôi. Điều đó có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và vượt qua điều này. Và nhớ đừng quên khen ngợi khi con bạn có 1 đêm khô ráo

      Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

      Đái dầm xảy ra 1 cách đột ngột hoặc đi kèm với các dấu hiệu khác có thể là 1 bệnh cảnh y khoa, khi đó bạn nên gọi cho bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu con bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, có vấn đề về bàng quang hay bị stress nặng hay không.

      Hãy gọi cho bác sĩ nếu con có bất kì 1 trong các dấu hiệu sau

      • Đột ngột đái dầm sau 1 khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng trẻ không hề có hiện tượng này .
      • Ướt quần hay tã cả vào ban ngày
      • Ngủ ngáy vào ban đêm
      • Phàn nàn rằng cảm thấy đau hay nóng rát khi đi tiểu
      • Đi tiểu nhiều lần bất thường
      • Ăn hay uống nhiều hơn bình thường
      • Bị phù ở bàn chân hay mắt cá
      • Trẻ trên 7 tuổi mà vẫn đái dầm