Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      KHUYỦ TAY CỦA CÔ GIỮ TRẺ

      Trang Chủ » Cơ - Xương - Khớp » KHUYỦ TAY CỦA CÔ GIỮ TRẺ

      Tác giả: Trần Công24/02/2021

      Bác sĩ nhi khoa Trần Công _ Phòng Khám Nhi SunShine.

      Hay chính xác hơn đó là hiện tượng bán trật dây chằng vòng đầu xương quay
       1. Nó là gì? — khuỷu tay của cô giữ trẻ là 1 chấn thương làm cho trẻ bị đau vùng khuỷu tay ( cùi chỏ ) . tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em từ 1-4 tuổi . dôi khi cũng gặp ở trẻ đang tập lật ( 3-4 tháng tuổi )
      Đây là 1 chấn thương vào vùng cùi chỏ của trẻ, nó thường xảy ra khi ai đó cầm bàn tay , cổ tay hay cẳng tay của trẻ và kéo mạnh- nhanh- đột ngột khi đứa trẻ không để ý . Chấn thương này cũng xảy ra khi ai đó bất ngờ nắm lấy cánh tay trẻ khi trẻ sắp té ,, hoặc khi người lớn đang dắt tay trẻ đi lên cầu thang và trẻ bị trượt chân . Động tác đột ngột này làm chấn thương khuỷu tay theo cơ chế kéo dãn đột ngột 2 đầu xương ( khe khớp ) khiến cho dây chằng vòng quấn quanh đầu xương dưới ( xương quay ) chui vào khe giữa 2 đầu xương ( xương quay và xương cánh tay ) và lập tức gây ra triệu chứng cho trẻ
      Chấn thương này thường sẽ không xảy ra ở trẻ trên 5 tuổi vì khi đó mô mềm, dây chằng quanh khớp đã khá chặt chẽ.
      2.Làm sao nhận ra nó ? Ngay sau khi động tác kéo mạnh tay , trẻ đột ngột khóc thét lên , vì trẻ rất đau , sau đó khóc nhiều và khó chịu . có trẻ mải chơi nên chỉ khóc 1 lúc . Tuy nhiên phản xạ để giảm đau là trẻ giữ cánh tay bị tổn thương ở tư thế duỗi , hoặc hơi cong , áp sát và thân người hoặc dùng tay lành đỡ lấy tay đau để tay đau không phải cử động , vì mỗi khi cử động chúng rất đau . ( xem hình )
       3. Tôi có nên cố gắng giúp trẻ cử động lại tay đau hoặc làm thẳng nó ra không? — tốt hơn hết là bạn không nên làm gì cả và dẫn trẻ tới gặp bác sĩ , vì bác sĩ phải loại trừ các tổn thương phần cứng trước như gãy xương , trật khớp… sau đó họ mới làm vài động tác để giúp trẻ cử động lại bình thường . .
       4. Có cần phải chụp xquang tay không? Thường là không ,, chỉ cần với khám thông thường bác sĩ có thể biết con bạn có bị gãy xương hay trật khớp không . tuy nhiên có 1 số trường hợp cần chụp như :
      ●Bác sĩ nghi ngờ gãy xương.
      ● Thất bại sau làm thủ thuật khôi phục hoạt động tay
       5. Bác sĩ sẽ làm gì ? thường bác sĩ sẽ giúp khuỷu của trẻ về trạng thái bình thường chỉ bằng vài động tác nhỏ , trẻ sẽ cử động được và hết đau sau 5-10 phút , tuy nhiện có thể đau 1 chút . cũng khoogn cần phải dùng giảm đau trước đó .
      Trình tự như sau
      – 1 tay giữ cố định khuỷu đau, tay kia cầm bàn tay hay cổ tay bên đau
      – Kéo nhẹ tay đau thẳng ra , ngửa bàn tay lên
      – Gấp cẳng tay về phía vai , khi nghe tiếng Click ở ngay khuỷu tay là dây chằng đã về vị trí cũ , trẻ có thể cử động được bình thường.
      – Nên đánh lạc hướng trẻ khi thủ thuật để giảm đau cho trẻ
      ( xem hình )
      Phòng tránh như thế nào ? — không được kéo mạnh đột ngột tay trẻ khi trẻ đang chơi , nâng đỡ trẻ té bằng cả thân mình hay phần trên cánh tay.