Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      MỘT SỐ CÁCH GIÚP DA BÉ ĐỠ KHÔ SẦN

      Trang Chủ » Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu Hồng Vân » MỘT SỐ CÁCH GIÚP DA BÉ ĐỠ KHÔ SẦN

      Tác giả: Admin04/04/2020

      ( BS LƯU HỒNG VÂN- PK Nhi khoa Sunshine )

       

      Da của bé rất nhạy cảm so với da người lớn. Do đó, da bé dễ bị mất cân bằng về độ ẩm, dẫn đến tình trạng khô sần, kích ứng. Không khí lạnh, khô, dùng lò sưởi vào mùa đông có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Vào mùa hè, ánh nắng mặt trời, sử dụng điều hòa, nước hồ bơi, nước muối biển cũng làm da khô. Một số thay đổi nhỏ trong việc chăm sóc bé hàng ngày sẽ có tác dụng cải thiện làn da của bé, đặc biệt những bé có cơ địa chàm.

      1/ Thay đổi thói quen tắm có thể giúp cải thiện đáng kể:

      Thời gian tắm ngắn < 10 phút, vì tắm kỹ sẽ giúp loại sạch da chết, nhưng đồng thời cũng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, gây nên khô da. Tắm bằng bồn sẽ tốt hơn tắm bằng vòi sen.

      Tránh tắm nước nóng sẽ làm da bé khô hơn. Nước nóng cũng kích hoạt các đầu tận cùng thần kinh làm chúng trở nên nhạy cảm hơn, bé sẽ chà gãi nhiều hơn.

      Tránh sữa tắm, xà phòng có bọt, có mùi thơm. Trẻ sẽ có xu hướng dành thời gian trong nước lâu hơn để chơi với các bọt xà phòng này. Các sản phẩm này cũng có chứa những chất tẩy rửa tự nhiên làm lột mất những lớp da dầu tự nhiên của cơ thể làm da bé khô hơn. Ngoài ra, nước hoa và các hóa chất khác trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng da.

      Sau khi tắm xong, VỖ khô cơ thể bằng khăn bông mềm. Không nên dùng khăn chà mạnh khắp người vì điều này sẽ làm mất lớp dầu trên da và kích hoạt các đầu tận cùng thần kinh. Ngay sau khi tắm hãy thoa lớp kem dưỡng ẩm da từ đầu tới chân.

      2/Xà bông và dưỡng ẩm da: Không phải mọi loại xà bông và dưỡng ẩm da đều giống nhau. Bạn cần lưu ý những điều sau trên bao bì:

      Có hay không chứa XÀ PHÒNG: Sản phẩm không chứa xà phòng làm da ít khô hơn, và thường được khuyên dùng cho da khô & nhạy cảm. Hãy chọn các sản phẩm có ghi các chữ FRAGRANCE-FREE, DEODORANT-FREE, HYPOALLERGENIC. Tránh những sản phẩm có tính diệt khuẩn vì có thể chúng gây kích ứng da.

      Chọn đúng loại dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong việc chăm sóc da khô. Bạn có thể thấy thành phần kem dưỡng ẩm chứa OINTMENTS, CREAMS hay LOTIONS.

      Ointments chứa nhiều dầu nhất, sẽ hỗ trợ đáng kể cho làn da khô và kích ứng. Sản phẩm này cũng chứa rất ít chất bảo quản và không gây châm chích cho da khi được thoa lên.

      Creams cũng là lựa chọn tốt cho da khô vì cũng có chứa lượng dầu đáng kể.

      Lotions thì mỏng và nhẹ hơn 2 loại trên. Chúng chứa ít dầu hơn nhưng nhiều nước hơn. Lotions có tác dụng tốt vào những tháng nóng hoặc cho những loại da không quá khô.

      Sử dụng kem dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần một ngày, ngay cả khi da không bị kích ứng. Ngay sau khi tắm khi da vẫn còn ẩm, bôi thêm một lớp dưỡng ẩm da một lần. Khi không tắm mà muốn bôi dưỡng ẩm da thì cần xịt da với một ít nước trước để làm mềm da. Sử dụng thường xuyên, hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ phát ban và  ngứa ngáy.

       Mặc quần áo bằng vải cotton sau khi bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp bảo vệ làn da, tránh tình trạng cọ xát. Sau đó nhớ dùng dưỡng ẩm da.

      3/ ​​​Ngoài da: nước giặt, khăn trải, máy tạo ẩm. Đôi khi một thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn

      Các sản phẩm giặt là: nên sử dụng các loại chất tẩy rửa “no fragrance”, “no dye”, “no perfume”. ( không mùi, không thuốc nhuộm, không nước hoa ). Tìm những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Tránh các sản phẩm “giúp làm mềm vải” vì chứa hóa chất, dầu hay nước hoa có khả năng gây kích ứng da.

      Dùng các loại vải “thân thiện với làn da”: dùng vải cotton, vải tre ( bamboo ) vì chúng mềm, giúp da dễ thở, ít nguy cơ gây kích ứng. Tránh dùng các sản phẩm vải tổng hợp vì chất liệu cứng và giữ nhiệt nhiều, gây ra mồ hôi và kích ứng. Giặt tất cả các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ những hóa chất còn sót lại.

      Cải thiện độ ẩm cho môi trường sống: duy trì độ ẩm 40% bằng máy làm ẩm. Không khí khô sẽ làm làn da bị khô.

      KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ? Nếu bạn đã thực hiện các cách trên mà làn da bé vẫn rất khô sần thì nên gặp bs nhi khoa. BS sẽ cùng tìm các nguyên nhân khác nếu có và cung cấp một số điều trị cơ bản, ngắn hạn để tình trạng của bé được cải thiện hơn.

      ​Nếu bé có những mảng đỏ ngứa trên da, có khả năng bé bị chàm, hay còn gọi là viêm da cơ địa. Đôi khi chàm sẽ ổn chỉ với việc dưỡng ẩm da kỹ lưỡng, cho nên không vội vàng phải cho bé đến gặp BS, trừ khi bé có vẻ ngứa nhiều, khó chịu.

      Trong một số ít trường hợp, da khô là một tình trạng di truyền của bệnh “da vảy cá”, da khô, với vảy, có thể kèm theo đỏ da, dày da lòng bàn tay và lòng bàn chân. BS nhi sẽ giới thiệu cho bé khám với BS da liễu.

      Tóm lại, nếu bé có tình trạng da khô, hãy nhờ BS tư vấn kỹ về cách chăm sóc da. Nếu thấy bé có khả năng bị chàm hoặc bệnh vảy cá như mô tả trên, hoặc khi đã chăm sóc da kỹ lưỡng nhưng không cải thiện, hoặc bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như da tiêt dịch vàng hoặc sưng xung quanh thì cha mẹ nên đặt hẹn sớm với BS.