Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Nhiệt độ và độ ẩm an toàn trong phòng bé

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » Nhiệt độ và độ ẩm an toàn trong phòng bé

      Tác giả: Trần Công08/03/2021

      Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ?

      Để em bé có 1 giấc ngủ ngon bạn nên cài đặt nhiệt độ phòng từ 16 – 20 độ C, có tài liệu ghi 16 – 24 độ C. Một cách tổng quát ở nhiệt độ này sẽ không làm em bé nóng hay đổ mồ hôi, bé sẽ ngủ ngon. Bạn không nên tin tưởng vào nhiệt độ hiển thị trên máy điều hòa, bạn nên mua dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm và đặt chúng trong phòng để biết chính xác các trị số này.

      Bạn đừng lo lắng đứa trẻ sẽ bị lạnh, bạn nên biết rằng thân nhiệt trẻ em vốn dĩ cao hơn người lớn. Các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể bé diễn ra mạnh mẽ hơn. Bé thở nhanh hơn, tim bé đập nhanh hơn chúng ta vì cơ thể bé lớn lên từng ngày do đó cũng sẽ sản nhiệt nhiều hơn.

      Điều quan trọng là đảm bảo con bạn không bị quá nóng hay quá lạnh. Nếu con bạn bị nóng quá, bé sẽ có nguy cơ đột tử (SIDS). SIDS thì ít gặp ở trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi, nhưng thường gặp nhất ở tháng tuổi thứ 2. Gần 90 % các trường hợp đột tử xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng, và nguy cơ này giảm dần khi trẻ lớn lên, và rất ít khi xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi.

      Nếu bạn sợ con bạn bị nóng quá, bạn hãy kiểm tra vùng bụng, lưng và cổ bé. Đây là những vị trí tốt nhất để kiểm tra thân nhiệt bé chứ không phải bàn tay, bàn chân hay trán. Nếu bé nóng quá hoặc bị đổ mồ hôi, bạn hãy bỏ bớt chăn mền và kiểm tra lại lần nữa . Đừng lo lắng nếu bạn thấy tay chân con bạn có vẻ hơi lạnh . Điều đó hoàn toàn bình thường.

      Những lưu ý vào mùa hè

      Vào ngày nắng ấm bạn nên giữ cho con bạn được mát mẻ bằng cách kéo rèm cửa và chỉ mở 1 cái cửa sổ trong phòng bé ngủ . Những chiếc gối bông hay gối chèn có thể tích nhiệt bên trong và làm tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ, vì thế hãy bỏ chúng ra khỏi nôi của bé.

      Vào những ngày rất nóng, có thể bạn muốn bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé nhưng nhớ để quạt cách xa nôi bé, không hướng trực tiếp luồng gió vào bé , đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi. Hãy kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Con bạn có thể mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã nếu trời nóng quá.

      Những lưu ý vào mùa đông

      Khi thời tiết lạnh hơn, đừng bọc con quá nhiều lớp, 1 chiếc áo bên dưới bộ đồ ngủ có chân có lẽ là đủ.

      Nếu con bạn dưới 1 tuổi bạn không nên đặt con ngủ với chăn, mền, thay vào đó bạn có thể sử dụng 1 cái túi ngủ không có mũ, chọn loại có kích thước và trọng lượng phù hợp với con bạn làm sao để bé không lọt thỏm vào bên trong được, chọn túi ngủ phù hợp theo từng mùa. Chăn bông hay mền gối có khả năng làm bé nghẹt thở, nhất là các bé đang tập lật.

      Không bao giờ được đặt một bình giữ nhiệt hay bình nước nóng bên trong nôi của trẻ kể cả khi thời tiết rất lạnh. Bạn cũng nên để nôi hãy cũi của trẻ tránh xa các thiết bị sinh nhiệt như lò sưởi chẳng hạn.

      Con có bị viêm hô hấp khi nằm máy lạnh hay không?

      Phụ huynh thường e ngại liệu con có bị viêm hô hấp khi nằm máy lạnh hay không? Đó là lí do khiến họ để trẻ bị nóng và ra mồ hôi dẫn tới rôm sẩy nhiều.
      Thực tế nếu trẻ nằm máy lạnh với nhiệt độ càng thấp thì độ ẩm càng thấp, không khí khô có thể làm teo nhầy mũi –họng – miệng vốn có tác dụng bảo vệ, khiến bé dễ bị viêm đường hô hấp hơn. Đặc biệt là những em bé có cơ địa viêm mũi dị ứng hoặc phòng bé nhiều bụi, máy lạnh không được vệ sinh. Lời khuyên là kiểm soát độ ẩm từ 60 – 70 % là hợp lí, vệ sinh máy lạnh 3 – 6 tháng/lần. Hầu hết bệnh cảm ho, sổ mũi là do virus lây truyền từ người này sang người khác. Hiếm khi nào là do máy lạnh.