Mục lục bài viết
Ép ăn, dọa nạt
Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ý mình, những bữa cơm “chan đầy nước mắt” này vô tình làm tổn thương trái tim con trẻ và gây ra ác cảm với bữa ăn ngày càng nặng nề. Có thể bé sẽ tăng cân theo ý muốn cha mẹ nhưng những tổn thương tinh thần sẽ ảnh hưởng về lâu dài sau này.
Đi rong
Cả nhà cùng chạy theo trẻ, ông bà bố mẹ. người thì đánh trống khua chiêng, người thì ca hát cổ vũ, đi vòng vòng quanh làng, quanh xóm thỉnh thoảng bé há miệng là tranh thủ đút 1 muỗng… với cách cho ăn này không những làm mất thời gian của mọi người mà tình trạng bé biếng ăn ngày càng nặng thêm. Trẻ con có xu hướng hiếu động thích quan tâm sự việc xung quanh hơn là việc ăn uống, khi chúng không chú ý tới việc ăn uống mà việc há miệng chỉ là vô tình hay “nghĩa vụ” thì hệ thống tiêu hóa không hề sẵn sàng cho việc tiếp nhận đồ ăn, men tiêu hoá sẽ không tiết đủ, bữa cơm nhạt đi và bé không hề thấy ngon miệng chút nào.
Treo thưởng nếu ăn ngon
Dụ dỗ bé bằng cách đưa ra những phần quà mỗi khi bé ăn ngoan đó cũng là cách hay làm của cha mẹ. Bạn thử tính 1 năm có 365 ngày , mỗi ngày 3 bữa mỗi lần lại 1 món quà , làm sao bạn có thể cung ứng cho đủ. Nguy hiểm nhất bé có thể nhận ra những đòi hỏi vô lí của mình sẽ được đáp ứng nếu chịu ăn… điều đó không hề có lợi cho quá trình hình thành nhân cách của bé.
Ăn vặt
Cho trẻ ăn đồ ăn vặt như bánh kẹo, snack hoặc uống sữa , ăn trái cây , nước ngọt…. vô tội vạ và không hề có giờ giấc gì cả cũng là 1 nguyên nhân thường gặp làm trẻ biếng ăn. 2 tiếng trước bữa ăn bạn không nên cho bé ăn ,uống bất cứ thứ gì (nếu bé khát chỉ cho nước lọc). Trái cây , đồ ngọt sẽ làm cho bụng bé “lửng lửng”, là 1 thứ năng lượng rỗng không giúp bé lớn toàn diện mà chỉ làm cho bé không thèm ăn, vì cảm giác lúc nào cũng no cả.
So sánh con mình với con nhà khác
Tại sao con nhà người ta bự con, con mình bé xíu…. Thế là thúc ép con ăn, bổ dưỡng đủ kiểu. Thực sự không cần thiết so sánh như vậy, hãy dùng biểu đồ tăng trưởng theo dõi chiều cao cân nặng của bé chỉ cần bé nằm trong vùng bình thường, ít bị ốm đau là tốt rồi. Làm sao có thể bát bé to cao bằng bạn hàng xóm trong khi bản thân vợ chồng bạn cũng thuộc dạng thấp bé nhẹ cân.?
Cha mẹ không gương mẫu trong việc ăn uống
Với những trẻ đã có nhận thức được xung quanh, thì việc ba mẹ làm gương cho con trong vấn đề ăn uống rất quan trọng, muốn trẻ ăn uống đàng hoàng thì bản thân bạn cũng phải ăn uống đàng hoàng trước đã, vì trẻ con có đặc tính là hay bắt trước.
Lạm dụng thuốc bổ
Gần như trăm phần trăm các phụ huynh có con nhỏ đều thủ trong nhà ít nhất 1 loại thuốc bổ, kích thích ăn , hay men vi sinh….. thực sự không cần thiết, hơn nữa việc lạm dụng thuốc bổ dài ngày có thể dẫn tới tình trạng thừa chất nguy hiểm không kém thiếu chất, khi ngưng thuốc bổ thì trẻ lại biếng ăn. Chỉ dung thuốc bổ theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần mà thôi.
Phó mặc việc cho trẻ ăn cho ông bà, bảo mẫu
Thực tế trong cuộc sống hiện nay , nhất là tại các thành phố , khi mà cha mẹ quá bận bịu thì việc phó mặc việc nuôi ăn của con cho bảo mẫu , ông bà rất phổ biến, có cháu hầu như không ăn ở nhà với ba mẹ bữa nào. Bảo mẫu đâu phải ai cũng được đào tạo về dinh dưỡng và cho trẻ ăn. Ông bà thì thuộc thế hệ cũ làm sao cập nhật kiến thức mới, hơn nữa người già với xu hướng bảo thủ, cậy mình “ dày dạn kinh nghiệm” trong việc nuôi con nên đôi khi can thiệp rất sâu trong vấn đề nuôi dạy trẻ, chẳng hạn các cụ có xu hướng cho trẻ ăn từ rất sớm, 2-3 tháng là đã ăn. Điều này sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Không cho trẻ ăn dầu mỡ
Hằng ngày tivi đài báo nhan nhản các thông tin kiểu như là: dầu mỡ làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch…. Nên nhiều phụ huynh không dám cho con ăn dầu mỡ, đặc biệt đối tượng ông bà nuôi cháu hầu như ít cho ăn dầu mỡ. nên nhớ trẻ con rất cần dầu mỡ , không những để tang cân tốt mà còn quan trọng cho sự trưởng thành của hệ thần kinh, dầu mỡ cho năng lượng gấp đôi cháo, và các loại thịt. Nhu cầu 1 trẻ bình thường là mỗi muỗng cháo phải có ít nhất 1 muỗng canh dầu mỡ, với các cháu suy dinh dưỡng, biếng ăn thậm chí phải nhiều hơn nữa.
Chưa phân loại được các nhóm thực phẩm
Sai lầm phổ biến là coi các loại khoai (khoai lang, khoai sọ), bí là thuộc nhóm rau . Nên nhớ khoai, bí thuộc nhóm bột đường cũng giống như là bột gạo vậy thôi, cho nên không nên nấu cháo với khoai, bí rồi không cho rau làm như vậy thì vô tình dẫn tới mất cân bằng trong khẩu phần (quá nhiều chất bột đường, ít chất rau). Tương tự các loại hạt đậu thuộc về nhóm đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành..) chứ không phải thuộc nhóm bột đường.
Cái này ăn rất bổ, ăn cho nhiều, quá ưu tiên nhóm đạm
Nhiều nhà cho con ăn những thứ coi là rất bổ ví dụ như cháo bồ câu, vì cho là bổ nên có khi 1 tuần ăn liền mấy ngày, 1 chén cháo có 200 ml mà cho đến hơn nửa con bồ câu …. Trẻ con không cần nhiều đến vậy , làm vậy chỉ cho trẻ mất cân đối về dinh dưỡng mà thôi, có khi còn dẫn tới chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nấu 1 nồi cháo, ăn cả ngày
Nghĩ coi , nếu chúng ta ngày ăn 3 bữa mà giống hệt nhau chúng ta có nuốt nổi hay không. Trẻ con cũng vậy , cần thay đổi món cho trẻ đỡ ngán. Bạn có thể nấu 1 nồi cháo trắng lớn, bỏ đó ăn cả ngày , mỗi khi cho ăn bạn cần nấu lại với rau, thịt,dầu mỡ tươi mới.
Dùng trường kỳ nước hầm xương thay cho thịt
Nước hầm xương ống có các nitơ phi protide tạo ra hương vị thươm ngon có thể kích thích trẻ ăn tốt hơn, nhưng việc dung nước hầm xương trường kì thay cho việc bỏ thịt, cá… vào nấu lại là sai lầm nghiêm trọng dẫn tới suy dinh dưỡng, nước hầm xương thươm ngon những thực ra hầu như chẳng có chất dinh dưỡng gì cả.
Uống quá nhiều sữa
Việc phụ huynh cho con uống quá nhiều sữa, cho rằng sữa rất tốt nên chỉ cần sữa thôi, có nhà còn nói con tôi lớn nhờ sữa chứ chẳng ăn uống gì. Nên nhớ nhu cầu sữa mỗi tuổi khác nhau, đủ mới có lợi, thiếu hay thừa đều gây hại cho trẻ, đặc biệt uống quá nhiều sữa giàu năng lượng như pediasure sẽ làm trẻ ít ăn, đôi khi béo phì, mất cân bằng về dinh dưỡng