Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      TẤT TẦN TẬT VỀ SỐT PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

      Trang Chủ » Cấp Cứu » TẤT TẦN TẬT VỀ SỐT PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

      Tác giả: Trần Công28/07/2020

      Bs Nhi Khoa Trần Công – Phòng Khám Nhi KHoa Sunshine 3A Điện Biên Phủ

      Phụ huynh: ‘’mỗi lần con sốt thì rất là lo, nhưng tới gặp bác thì hầu như là về mà không có thuốc gì, vài hôm thì con cũng hết. Nhưng cứ sốt là lo, không dám để ở nhà. Vậy khi nào bé sốt thì để ở nhà và khi nào bé sốt nên mang tới gặp bác sĩ ạ?’’

      MD: Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ sốt có thể được theo dõi và/ hoặc điều trị tại nhà mà không cần tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là phụ huynh cần phải biết được khi nào cần phải đưa con tới gặp bác sĩ và khi nào cần phải dùng thuốc hạ sốt, khi nào không cần dùng thuốc hạ sốt.

      Những hướng dẫn dưới dây không phải để áp dụng cho tất cả tình huống, nếu ba mẹ có các câu hỏi hay quá lo lắng thì vẫn nên đi gặp bác sĩ.

      Tới gặp bác sĩ nếu con bạn bị sốt và là 1 trong những tình huống sau:

      –Trẻ dưới 3 tháng tuổi và nhiệt độ đo được ở hậu môn từ 38 độ C trở lên. Bất kể em bé trông như thế nào, kể cả e bé trông có vẻ khỏe mạnh và bú tốt vẫn cần được bác sĩ đánh giá. Không nên dùng thuốc hạ sốt cho những đối tượng này cho tới khi được bác sĩ cho phép.

      –Trẻ em từ 3 tháng tới 3 tuổi có nhiệt độ đo được ở hậu môn lớn từ 38 độ trở lên kéo dài quá 3 ngày hoặc bất cứ khi nào mà trông chúng có vẻ không khỏe (appear ill) –như quấy khóc, bứt rứt, bám bố mẹ không rời, không chịu uống.

      –Trẻ từ 3 tháng tới 3 tuổi sốt từ 39 độ trở lên.

      –Trẻ em ở bất kì lứa tuổi nào bị sốt từ 40 độ trở lên.

      –Trẻ em bất kì tuổi nào bị co giật.

      –Trẻ em bất kì tuổi nào mà bị sốt trên 7 ngày, thậm chí mỗi ngày chỉ có 1 cơn sốt kéo dài vài giờ.

      –Trẻ em bất kì tuổi nào bị sốt và kèm theo các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, lupus, bệnh hồng cầu hình liềm.

      –Có phát ban ngoài da.

      Phụ Huynh: ‘’ Vậy khi nào mới cần cho thuốc hạ sốt bác sĩ ?

      MD: Chỉ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ có 1 trong các tình trạng sau:

      – Sốt cao từ 40 độ C trở lên.

      – Sốt  dưới 40 độ C và đứa trẻ tỏ ra rất khó chịu: nằm bẹp , li bì , quấy khóc om sòm , không ăn , không ngủ , nôn ói….

      – Sốt và có sốc

      – Sốt và có bệnh nền: bệnh tim – phổi – não bẩm sinh

      – Sốt và đang ở trong các tình trạng làm gia tăng chuyển hóa: đang bị bỏng , sau phẫu thuật.

      – Có rối loạn nước- điện giải

      – Bị chấn thương đầu

      – Sau đột quỵ tim

      Phụ huynh: Thuốc hạ sốt nào tôi có thể dùng ở nhà ?

      MD: bạn có thể dùng bất cứ chế phẩm nào, miễn thành phần acetaminophen (hay paracetamol ). Liều 10- 15 mg/ kg / lần . 4-6 giờ 1 lần nếu có chỉ định như trên. Nếu con bạn bị dị ứng paracetamol hoặc mắc bệnh gan bạn phải liên hệ với bác sĩ trước. Ibuprofen bạn không được tự ý dùng nếu chưa được bác sĩ cho phép.

      Phụ huynh: “ nếu không hạ sốt lỡ bé bị co giật thì sao bác sĩ?”

      MD: cứ 100 trẻ sốt có tầm 3 đứa bị giật do sốt, giật này thường gặp ở trẻ có bố hoặc mẹ ngày xưa cũng bị giật, Và nó hoàn toàn lành tính. Không để lại di chứng gì về sau. Các nghiên cứu cho thấy, dù có hạ sốt tích cực, cho thuốc ngay khi mới chớm sốt thì giật vẫn cứ xảy ra bình thường. Việc có giật hay không tùy từng đợt bệnh, độc lực siêu vi và thể trạng của trẻ trong đợt bệnh đó.

        Yeahh cái đi bác sĩ ơi (ảnh minh họa)

      Phụ Huynh: em có cần lau mát để hạ sốt cho bé không bác sĩ ?

      MD : Các nghiên cứu cho thấy, việc lau mát đem lại lợi ích rất ngắn hạn và không đáng là bao so với thuốc hạ sốt, bên cạnh đó nó còn làm gia tăng sự khó chịu cho trẻ. Do vậy tôi không khuyến cáo lau mát hạ sốt cho hầu hết trẻ. Tuy nhiên Có thể chỉ định phối hợp thuốc hạ sốt và các phương pháp hạ nhiệt vật lí( lau mát ) ở những đứa trẻ sau.

      – Chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể là gì (tăng thân nhiệt hay là sốt). Vì tăng thân nhiệt có thể dẫn đến tử vong.

      – Sốt và kèm theo tăng thân nhiệt (ví dụ: bọc trẻ quá kín, giảm thể tích tuần hoàn, hoặc do thuốc như atropine)

      – Có bệnh nền như: các rối loạn thần kinh, đó là những đưa trẻ có sự bất thường trong cơ chế kiểm soát nhiệt và đáp ứng kém với thuốc hạ sốt.

      – Khi làm mát theo cơ chế vật lý để điều trị sốt, nên dung nước ấm tầm 30 độ. Mặc dầu nhiệt độ có vẻ hạ nhanh hơn nếu dung nước lạnh nhưng điều này lại làm gia tăng sự khó chịu của trẻ. không được dùng cồn vì nó có thể hấp thụ qua da gây ngộ độc thần kinh.

      – Chăn lạnh có thể hữu ích cho trẻ em nằm viện trong tình trạng nguy kịch hoặc có vấn đề về kiểm soát nhiệt độ (ví dụ trẻ bị chấn thương đầu).

      Trong những tình huống này , thuốc hạ sốt NÊN ĐƯỢC CHO BÉ ÍT NHẤT 30 PHÚT TRƯỚC KHI LAU MÁT.

      Phụ huynh: Bác sĩ có nói đến tăng thân nhiệt, vậy tăng thân nhiệt là gì? và tăng thân nhiệt và sốt là 1 hay khác nhau?

      MD : Đừng lẫn lộn giữa tăng thân nhiệt và sốt. Tăng thân nhiệt có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng và điều trị cũng rất khác so với sốt.

      Tăng thân nhiệt là những trường hợp như đột quỵ nhiệt (sốc nhiệt) – hay gặp ở người lao động nặng ngoài trời nắng nóng, 1 số bệnh chuyển hóa nhất định (cường giáp) hoặc 1 số loại thuốc gây cản trở quá trình điều nhiệt, tăng thân nhiệt ác tính trong quá trình gây mê là một ví dụ.
      Sự khác biệt cơ bản giữa tăng thân nhiệt và sốt là trong khi sốt có sự thay đổi cuả điểm điều nhiệt (set point) ở não, sử dụng các thuốc như paracetamol và ibuprofen để đặt lại set point thì hạ được sốt– còn tăng thân nhiệt thì không. các thuốc kể trên không có tác dụng vì điểm điều nhiệt trong tăng thân nhiệt không thay đổi.

      Phụ Huynh: Có thể dùng miếng dán để giảm sốt không bác sĩ?

      MD: cho đến nay, hấu hết các bác sí nhi và các chuyên gia đồng thuận rằng, miếng dán không có tác dụng hạ sốt và đem lại sự khó chịu cho trẻ. Một số loạn miếng dán có chứa cồn có thể gây hại thêm.

      Phụ Huynh: Khi con bị sốt, có cần cho uống oresol không bác sĩ ?
      MD : oresol rất tốt cho những trường hợp mất dịch ra ngoài nhìn thấy được chẳng hạn như ói, tiêu chảy. Còn sốt cao bạn chỉ cần cho con uống nước lọc, nước trái cây là được, không cần uống oresol.

      Phụ huynh: Nhiều mẹ nói với em, sốt là có lợi, không nên dùng thuốc hạ sốt trong bất cứ tình huống nào. Để cho con tự đề kháng chống trả thì con mới khỏe. Bác sĩ nghĩ sao ?
      MD: Cái gì cũng cũng có 2 mặt, lợi và hại. Khi sốt gây hại thì cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nào cần dùng hạ sốt thì tôi đã nói ở trên.

      Phụ Huynh: vậy sốt có lợi ích gì mà bác sĩ khuyên nên tôn trọng sốt?
      MD: Lợi ích của sốt bao gồm ức chế sự trưởng thành và sinh sản của 1 số vi khuẩn, virus (bởi vì nó liên quan tới sự làm giảm nồng độ sắt trong huyết thanh) .Củng cố chức năng miễn dịch ở 1 mức độ tăng nhiệt trung bình (mặc dù 1 số lợi ích này bị mất đi khi nhiệt độ lên đến 40 độ C)
      1 số nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng: có sự gia tăng khả năng sống sót nếu có sốt, tuy nhiên các lợi ích có thể bị giảm bớt hoặc đảo ngược nếu nhiệt độ lên quá cao. Những điều này chưa được biết tới ở con người.

      Phụ huynh: vậy sốt gây hại như thế nào?
      MD: sốt có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. nó liên quan tới việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ oxy, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch– hô hấp. Ở 1 đứa trẻ bình thường thì những điều này là rất ít hoặc không gây hậu quả gì. Tuy nhiên đối với 1 đứa trẻ đang bị sốc hoặc có tim – phổi bất thường thì sự gia tăng nhu cầu này có thể gây bất lợi và bất lợi này nổi trội hơn so với lợi ích miễn dịch thu được từ sốt.
      Trong các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, sốt có liên quan tới sự suy giảm đáp ứng miễn dịch (ví dụ như sự thực bào các chủng tụ cầu, sự chuyển dạng của các lympho bào trong đáp ứng với mitogen) và tổn thương não (bao gồm cả phù và xuất huyết não) mặc dầu những phát hiện này ở người là chưa được biết đến.
      Không có bằng chứng cho thấy sốt trên 40 độ C có liên quan với sự gia tăng nguy cơ kết cục xấu (như tổn thương não) , mặc dù nhiều bác sĩ lâm sàng và người chăm sóc trẻ tin tưởng như vậy.