1. Có cần làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh TCM không?
Đại đa số việc chẩn đoán tay Chân Miệng dựa vào lâm sàng với sự hiện diện của các ban , bọng nước , vết loét xuất hiện ở các vị trí đặc hiệu đúng như tên bệnh. Mà KHÔNG cần đến bất cứ biện pháp xét nghiệm nào. ( 1, 2 )
Việc xét nghiệm xác định chẩn đoán chỉ làm khi biểu hiện không rõ ràng ( như chỉ có rất ít nốt ở bên ngoài , không có loét miệng và hình thái không rõ ) VÀ cần phải phân biệt với bệnh khác có cách điều trị đặc biệt ( chẳng hạn còn phân vân giữa tay chân miệng và chàm bội nhiễm herpes chẳng hạn ), ở bé này các biểu hiện lâm sàng là rõ , đặc biệt vùng ngón chân cái có 1 tổn thương điển hình ( vết phồng rộp màu trắng giống hạt gạo , xung quanh quầng đỏ ) cho nên không cần xét nghiệm.
Ngoài ra xét nghiệm tìm nguyên nhân có thể thực hiện ở những bé có biểu hiện biến chứng ( viêm não, viêm tim, shock…..) nếu biểu hiện bên ngoài không rõ.
2. Tại sao có khi lâm sàng rõ mà xét nghiệm ra âm tính ?
Gây ra các biểu hiện của TCM là 1 NHÓM nhiều virus đường ruột gây ra , xét nghiệm chỉ tìm 1 số con chẳng hạn EV71 , coxsaki… do đó chuyện ra âm tính là CHUYỆN THƯỜNG Ở HUYỆN, vì nó không phải là con EV71 gây ra mà là con khác thôi. Đấy là còn chưa kể tới chuyện lấy mẫu đúng không , kĩ thuật xét nghiệm đúng hay không nữa.
Có vài người sẽ nói là , thì làm xem phải EV71 không để biết đường mà theo dõi sát vì con nay hay gây nặng, blab la… theo mình con nào thì cũng phải theo dõi hết , vì sự an toàn của bé cần nắm chắc các dấu hiệu nguy hiểm, chứ không phải thấy EV71 âm tính thì cứ lơ lơ có ngày ăn đủ.
3. Có cần nghỉ học để cách ly ngay khi phát hiện tay chân miệng không ?
Tại VN , chỉ cần phát hiện bé tay chân miệng bất luận nặng nhẹ là trường cho nghỉ học ngay, thực ra đây là sự cẩn thận quá mức cần thiết.
Việc cách ly tất cả các bé có biểu hiện tay chân miệng ngay khi phát hiện không ngăn ngừa sự lây lan của TCM [3]. Các virus gây bệnh HFMD có thể lây lan ở những trẻ không có triệu chứng gì ( mang virus nhưng không có biểu hiện ra ngoài ) và trẻ có triệu chứng đã hết( các ban , bóng nước , loét đã lành ). Chỉ nên cách ly nếu trẻ sốt cao hoặc không cảm thấy không khỏe, không đủ sức đi học, hoặc trẻ có rất nhiều bóng nước to, dễ vỡ (để ngăn ngừa nhiễm trùng da thứ phát do vỡ bóng nước ) hoặc những trẻ chảy nước miễng nhiều do loét miệng. Tuy nhiên vì phụ huynh quá lo sợ nên nhà trường cần làm công tác giáo dục phụ huynh thêm.
4. Có cần kháng sinh không ?
Tay chân miệng là bệnh do virus do đó HOÀN TOÀN KHÔNG DÙNG kháng sinh, trừ khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn rõ ràng.
Bé này theo mô tả của phụ huynh( xem hình ) và mô tả của bs Khám ( xem chỗ đơn thuốc ) cũng kết quả xét nghiệm ( xem chỉ số NEU#, CRP ) không có bất cứ biểu hiện gì của bội nhiễm, thế mà vẫn kháng sinh thậm chí còn phang corticoid ( betamethasone )… thì không còn gì để nói nữa .
5. Các thuốc giảm đau tại chỗ có cần thiết không ?
Việc bôi thuốc gây tê ( Lidocain ) trong chế phẩm KAMISTAD cho trẻ dưới 2 tuổi là không an toàn vì nguy cơ gây ngộ độc ( co giật , met Hemoglobin…) các thuốc bôi khác như gói dịch tráng bao tử ( varogel , phosphalugel ..) dường nhu vô hại nhưng chưa có khuyến cáo thực hiện.
6. Các loại vitamin có giúp làm vết loét nhanh lành ?
Ở VN , cứ thấy lở miệng , loét miệng là người ta phang nào là vitamin PP, vitamin C , kẽm… bất cần biết do nguyên nhân gì.
Loét miệng trong TCM là loét do siêu vi tầm 5 ngày sẽ tự lành, việc dùng các vitamin nói trên là KHÔNG CẦN THIẾT, vì không đem lại ích lợi gì, bé đã đau miệng ăn uống không được rồi còn cố nhồi nhét ba cái thứ vô thưởng vô phạt bắt nó nuốt cho đắng cho đau thêm.
7. Tài liệu tham khảo
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=6038264
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=14301560
3. American Academy of Pediatrics. Hand, foot & mouth disease: Parent FAQs. https://www.healthychildren.org/…/Hand-Foot-and-Mouth-Disea… (Accessed on June 15, 2017).
4. https://www.youtube.com/watch?v=UxZ-N-eoD9A&t=25s