Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Vitamin, kẽm có thực sự cần thiết khi bị cảm?

      Trang Chủ » Tin mới » Vitamin, kẽm có thực sự cần thiết khi bị cảm?

      Tác giả: Trần Công08/03/2021

      Như 1 thói quen, hễ trẻ con bị sốt, ho, sổ mũi… từ phụ huynh, tới dược sĩ, bác sĩ đều vung tay mua/bán/kê vitamin C và kẽm cho trẻ. Thực sự có cần thiết?

      Vitamin C

      Chúng tôi không gợi ý việc sử dụng vitamin C trong điều trị cảm lạnh thường ở trẻ em. Một thử nghiệm ngẫu nhiên năm 2013, bổ sung vitamin C liều >= 200 mg/ngày ngay sau khi khởi phát các triệu chứng bệnh đã không làm giảm được thời gian biểu hiện bệnh (có 7 thử nghiệm, với 3249 đợt cảm lạnh) cũng như độ nặng của các triệu chứng (có 4 thử nghiệm với 2708 đợt cảm). Tuy nhiên không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào của vitamin C được báo cáo.[1]

      Kẽm

      Chúng tôi không gợi ý việc sử dụng kẽm trong điều trị cảm lạnh thường ở trẻ em. Hiệu quả của kẽm trong việc làm giảm thời gian hay độ nặng của các triệu chứng ở trẻ em là không rõ ràng, và các tác dụng phụ của nó lại khá phổ biến [2]

      Mặc dù có 1 vài thử nghiệm ngẫu nhiên có hệ thống gợi ý rằng kẽm có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng nhưng lại có sự khác biệt đáng kể giữa các thử nghiệm này. [2,3] Vào năm 2012 một tổng quan hệ thống và phân tích từ 8 thử nghiệm (có 934 người tham gia, trong đó có 371 người lớn và 563 trẻ em), kẽm đã làm giảm được thời gian biểu hiện triệu chứng (1,65 ngày) [ 2]. Khi phân tích trong từng nhóm thì thấy kẽm làm giảm được thời gian biểu hiện triệu chứng ở người lớn (trung bình 2,63 ngày) nhưng ở nhóm trẻ em thì không (chỉ khác biệt 0,26 ngày ). Tác dụng của kẽm còn thay đổi tùy theo công thức của kẽm và liều của ion kẽm (kẽm acetate thì có hiệu quả, kẽm gluconate và kẽm sulfate thì không có hiệu quả), liều là trên 75 mg thì hiệu quả hơn liều thấp hơn).

      Các tác dụng phụ bao gồm:

      • Vị khó chịu
      • Buồn nôn

      Các tác dụng phụ này phổ biến , góp phần làm kẽm trở nên khó sử dụng ở trẻ em [2, 4]

      Các chế phẩm kẽm dùng tại mũi bao gồm vi lượng đồng căn nhỏ vào mũi (kẽm gluconate) có thể làm giảm lâu dài thậm chí mất hẳn khả năng ngửi. Do đó không khuyến cáo cho trẻ em

      Echinacea purpurea

      Đây là 1 loại cây có hoa thuộc họ hướng dương phổ biến ở bắc Mỹ , có thể có ở châu Á , Canada…

      Chúng tôi không gợi ý sử dụng Echinacea purpurea trong điều trị cảm lạnh thường ở trẻ em. Một vài thử nghiệm ngẫu nhiên được thiết kế nghiêm ngặt và một phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên ở người lớn thấy rằng echinacea không hiệu quả hơn so với giả dược trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI)

      Tương tự như vậy, 1 thử nghiệm ngẫu nhiễn ở trẻ em (từ 2- 11 tuổi) không thấy được sự khác biệt về độ dài cũng như độ nặng của của các triệu chứng VIÊM HÔ HẤP TRÊN khi điều trị bằng loài thảo dược này so với giả dược.

      Ngược lại trẻ con khi dùng thảo dược này có gia tăng sự xuất hiện ban (2,7%)