Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      CHẬM TĂNG CÂN Ở TRẺ EM

      Trang Chủ » Bệnh Dinh Dưỡng » CHẬM TĂNG CÂN Ở TRẺ EM

      Tác giả: Trần Công12/03/2020

      Trần Công. Pediatrician at SUNSHINE PEDIATRIC CENTER

      Nguồn : PRACTICAL ALGORITHMS IN PEDIATRIC GASTROENTEROGY 2014

      Ở đây tôi dùng  cụm từ chậm tăng cân cho dễ hiểu. Trong tiếng anh gọi là FAILURE TO THRIVE, viết tắt là FTT, có lẽ dịch là thất bại tăng trưởng hợp lí hơn.

      1. Định nghĩa FTT

      FTT là sự tăng cân kém, không phù hợp, nó không phải là 1 chẩn đoán bệnh mà chỉ là 1 từ mô tả hiện tượng. Có rất nhiều nguyên nhân gây FTT.

      Không có tiêu chí rõ ràng để chẩn đoán FTT, tuy nhiên hầu hết các tác giả đều đồng thuận rằng nếu cân nặng của bé dưới 3pct so với tuổi và giới thì là FTT hoặc  đường cong tăng trưởng cân nặng của bé giảm dần quá  2 vạch percentile trong những lần thăm khám liên tiếp thì đó là FTT .

      Ở vài trường hợp FTT có thể ảnh hưởng tiêu cực tới vòng đầu và chiều cao của trẻ. Về lâu về dài có thể  làm bé bị lùn ,  suy giảm miễn dịch thứ phát, rối loạn chức nhân tâm thần….

       

      1. Đánh giá ban đầu 1 trẻ FTT quan trọng nhất là ghi nhận 1 cách cẩn thận tiền sử, bệnh sử của trẻ, cũng như thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng. Việc hỏi bệnh sử và khám kỹ giúp phân biệt FTT nguyên phát (primary) hay thứ phát (secondary). Hầu hết các bệnh mạn tính đều góp phần gây FTT. Việc thu thập bệnh sử phải bao gồm cả lịch sử mang thai, sanh nở của mẹ, cũng như tiền sử gia đình, thói quen ăn uống, bệnh lý y khoa, các yếu tố xã hội. Cũng nên quan sát sự tương tác giữa trẻ và bố mẹ, đặc biệt là trong bữa ăn có thể phát hiện được nhiều điều.
      2. Bên cạnh bác sĩ nhi khoa tổng quát, bé cũng nên được đánh giá thêm bới các chuyên gia trong lĩnh vực tiết chế ăn uống, tâm thần….
      3. Điều trị ban đầu của FTT là  cung cấp 1 chế độ ăn giàu năng lượng, với 1 trẻ bình thường nhu cầu năng lượng dao động khoảng 100 Kcal/ kg/ ngày, nhưng trẻ FTT thường chỉ nhận được 50% nhu cầu năng lượng, có thể pha đặc sữa hoặc sửa dụng chất béo, chất đường (MCT, MD) để tăng calories trong khẩu phần ăn.
      4. Các xét nghiệm đánh giá nên thực hiện dựa vào lịch sử và thăm khám lâm sàng nếu có phát hiện bất thường. VIệc thực hiện các xét nghiệm chỉ nên được thực hiện nếu  trẻ không tăng cân như kỳ vọng sau khi đã can thiệp dinh dưỡng bằng cách  bổ sung thêm calories hoặc chữa bệnh nền nghi ngờ gây FTT.  Vì có rất ít trẻ FTT khi xét nghiệm ra kết quả bất thường.
      5. Hãy đề nghị cha mẹ viết ra rõ ràng loại và số lượng thức ăn mà trẻ ăn ít nhất 3 ngày, hãy quan sát sự tương tác giữ bố mẹ và trẻ trong suốt quá trình ăn, quan sát xem trẻ ăn như thế nào, có khó khăn gì với các loại thức ăn  hay không.
      6. Rất hiếm khi trẻ FTT phải nhập viện và hầu hết trẻ FTT sẽ tăng cân chỉ dựa vào điều trị ngoại trú. Tuy nhiên cũng có 1 số ít phải nhập viện và nuôi bằng ống sonde dạ dày.     Tham quan mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng tại đây https://nhikhoasunshine.com/danh-muc-san-pham/cac-san-pham-dinh-duong-cho-be/sua-cao-nang-luong-va-cac-san-pham-cho-tre-suy-dinh-duong/                                                                                                                                    = Liên hệ với chúng tôi để thăm khám dinh dưỡng cho bé của bạn https://nhikhoasunshine.com/dat-lich/