Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      TÈ DẦM Ở TRẺ EM

      Trang Chủ » Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu Hồng Vân » TÈ DẦM Ở TRẺ EM

      Tác giả: Admin15/05/2020

      ( BS LƯU HỒNG VÂN- PK Nhi khoa Sunshine )

       

      Tè dầm- một từ rất quen thuộc với tất cả các ông bố bà mẹ có con nhỏ! Một em bé có thể tiểu nhiều lần vào ban đêm trong giấc ngủ. Tuy nhiên, ai cũng kỳ vọng rằng khi bé “lớn hơn một chút” bé sẽ khô ráo cả đêm mà không cần dùng tới tã nữa. Có điều, SỰ THẬT LÀ có thể bố mẹ phải trông chờ nhiều tháng, hay thậm chí nhiều năm, bé của bạn mới có thể ngủ xuyên đêm mà không tè dầm nữa. Đa số, chứ không phải tất cả, trẻ sẽ hết hiện tượng tè dầm khi trẻ được 5-6 tuổi.

      Tè dầm thường xảy ra khi bé trong giấc ngủ sâu, bàng quang lại căng đầy mà bé lại không thức giấc để tiểu. Hoặc lý do khác là thể tích bàng quang nhỏ mà bé lại có khuynh hướng tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Táo bón cũng có thể là một nguyên nhân, vì khi đó bàng quang bị chèn ép dẫn đến tiểu thường xuyên trong đêm. Trẻ tuổi thiếu niên bị thiếu ngủ do học nhiều, thì khi ngủ được lại ngủ quá sâu cũng sẽ có triệu chứng tè dầm.

      Việc tè dầm có tính di truyền. Các nhà khoa học đã khám phá ra 1 gen gây ra triệu chứng tè dầm. Nếu trẻ có bố hoặc mẹ cũng tè dầm lúc nhỏ thì tỉ lệ bé cũng tè dầm là 25-40%. Nếu cả bố và mẹ đều tè dầm lúc nhỏ thì tỉ lệ này ở bé sẽ lên đến 70%.

       

      Nếu em bé của bạn đêm nào cũng tè dầm, hoặc chưa có khoảng thời gian 6 tháng liên tục khô ráo cả đêm, hãy yên tâm là BÉ KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ GÌ HẾT, không do bệnh lý, rối loạn cảm xúc hay rối loạn hành vi nào cả.

      Trẻ 5 tuổi: vẫn còn 15-20% bé tè dầm

      Khi trẻ lên 8 tuổi: còn 8-10% bé tè dầm

      Tới khi bé 15 tuổi: cũng còn 1-3% tè dầm

      Tè dầm KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ. Điều quan trọng là việc tè dầm này có làm xáo trộn bé không. Nếu em bé vẫn vui vẻ, không khó chịu, không mất ngủ, thì bố mẹ không cần cố gắng phải dùng bất cứ biện pháp y tế hỗ trợ nào cho bé.

      Khi bé ở khoảng tuổi 8-10, việc tè dầm có thể làm bé mắc cỡ hoặc làm bé mất ngủ trong đêm. Thì đây là lúc bạn cần nói chuyện với BS, về việc sử dụng đồng hồ đánh thức bé dậy để đi tiểu trong đêm, hay cần phải sử dụng thuốc. Bé cũng cần được trấn an và giải thích để hiểu rằng việc tè dầm ban đêm KHÔNG PHẢI LÀ THÓI QUEN XẤU HAY DO LƯỜI BIẾNG GÂY RA. Bé hoàn toàn không có lỗi, và không bao giờ phạt bé vì việc này.

      Ngoài ra, những biện pháp khác có thể giúp bé hạn chế được việc tè dầm bao gồm:

      • Không cho bé uống quá nhiều nước trước giờ đi ngủ
      • Hạn chế dùng thức uống có chứa caffeine
      • Khuyến khích bé đi tiểu ngay trước khi đi ngủ
      • Nên dùng training pants ( hình dạng tương tự như quần nhỏ của bé, nhưng được may bằng vải mềm thấm hút tốt ) thay cho tã
      • Tạo điều kiện thuận lợi cho bé đi tiểu vào ban đêm, ví dụ để đèn từ phòng ngủ ra nhà vệ sinh
      • Lót khăn chống thấm trên nệm để tránh ướt nệm
      • Không cần thiết phải đánh thức bé dậy để tiểu khi bé đang ngủ. Điều đó không tránh được tình trạng tè dầm mà còn làm bé bị mất giấc ngủ.
      • Sáng hôm sau, khi bé thức, giúp bé vệ sinh kỹ vùng bên dưới để tránh bị hăm.

       

      Khi nào cần gặp BS?

      • Khi bé lo lắng về việc tè dầm
      • Khi bé quá mất ngủ vào ban đêm do việc tè dầm
      • Khi bé đã thoát khỏi tình cảnh tiểu đêm 6 tháng nhưng sau đó tiểu đêm xuất hiện trở lại
      • Khi bé có thêm các triệu chứng khác như đau khi tiểu, tiểu gấp