Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Chích ngừa cảm cúm

      Trang Chủ » Bệnh Truyền Nhiễm » Chích ngừa cảm cúm

      Tác giả: Trần Công12/03/2021

      Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa. Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa chích ngừa.

      Thời điểm chích ngừa

      Vì chủng vi-rút cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần chích ngừa cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Nên chích càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó.

      Ở Bắc bán cầu, cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4. Còn ở Nam bán cầu thì mùa cúm là từ tháng 5 đến tháng 10. Ở miền nhiệt đới thì cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào.

      Trẻ em phải chích 2 mũi khi tiêm lần đầu. Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm chích mỗi năm một mũi.

      Hiệu quả

      Người chích ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể (chất bảo vệ) chống lại vi-rút khi họ bị nhiễm. Cần khoảng 2 tuần để tạo ra kháng thể này và khả năng bảo vệ là 50-80% (tức 50-80% người chích sẽ không bị cúm sau khi chích).

      Loại vaccine

      Có 3 loại vaccine

      • Chích bắp thịt
      • Chích dưới da
      • Dạng xịt mũi.

      Ở Việt Nam chỉ có loại chích bắp thịt. Loại chích bắp thịt (chứa vi-rút chết) là loại phổ biến cho người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

      Loại xịt mũi (chứa vi-rút sống giảm độc lực) chỉ dành cho người khỏe từ 2 tuổi trở lên đến 49 tuổi.

      Phụ nữ có thai và người có sức đề kháng kém (suy giảm miễn dịch) hay có bệnh mạn tính không nên dùng loại chứa vi-rút còn sống.

      Tác dụng phụ

      Tác dụng phụ chủ yếu là ngứa tại chỗ chích.

      Bệnh nhân bị dị ứng với trứng cần thận trọng khi chích ngừa (vì hầu hết các loại vaccine được chế tạo trong môi trường có trứng) và phải báo cho nhân viên y tế biết về điều này.

      Các phản ứng phụ khác có thể gặp như đau nhức mình mẩy, nhức đầu, sốt nhẹ (khoảng 38ºC). Các phản ứng này thường nhẹ và tự hết sau 1-2 ngày.

      Ai cần chích ngừa cúm?

      Mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều cần chích ngừa cúm. Những đối tượng sau càng cần phải chích ngừa hơn:

      • Người lớn từ 50 tuổi trở lên
      • Người sống ở nhà dưỡng lão
      • Người có bệnh tim phổi mạn tính bao gồm trẻ bị hen suyễn.
      • Người lớn hay trẻ em bị các bệnh tiểu đường hay thận mạn tính
      • Người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng
      • Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày
      • Phụ nữ có thai trong giai đoạn có mùa cúm
      • Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.

      Ai không nên chích ngừa cúm?

      • Người dị ứng nặng với vaccine
      • Người đang mắc bệnh cấp tính nặng
      • Người có tiền căn Guillain-Barre trong vòng 6 tuần sau khi chích vaccine trước đó
      • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.