Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Vệ sinh mũi thế nào cho đúng

      Trang Chủ » Bệnh Hô Hấp » Vệ sinh mũi thế nào cho đúng

      Tác giả: Trần Công12/03/2021

      Dạo gần đây xuất hiện nhiều tin đồn và có cả báo giật tít dẫn lời ông nọ bà kia, rồi các facebooker thi nhau share thông tin nào là xịt mũi con thì bị thối tai hôi nách. Hiện nay việc làm sạch mũi trong bệnh viêm hô hấp trẻ con là cần thiết và vẫn được khuyến cáo trên thế giới, vệ sinh thì ít thối tai, mà không vệ sinh thì dễ thối tai hơn. Sau đây là 1 vài phương pháp lấy dịch mũi cho trẻ con.

      Dùng bóng hút

      • Phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ
      • Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên.
      • Nhỏ 2-6 giọt nước muối sinh lí vào 1 bên lỗ mũi, chờ 1 lát
      • Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra.
      • Nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ
      • Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng.
      • Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh.
      • Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong)
      • Làm tương tự cho mũi bên kia
      • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay người làm trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.

      Mỗi ngày có thể làm 2-3 lần, hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng xuất tiết dịch mũi của trẻ.

      Dùng dây hút mũi

      Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là ba mẹ dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây 1 chiều (coi hình). Lưu ý không được vô tình hay cố ý thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.

      Dùng chai xịt phun sương

      • Trước hết lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy bày cho trẻ xì mũi. Trẻ nhỏ dùng giấy ăn loại sạch mịn, cao cấp nhất, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để hút bớt nước và kéo ra theo 1 chút nhầy.
      • Sau đó xịt mỗi bên 1-2 nhát, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má.
      • Nên chọn loại chai xịt mà lực bắn tia nhẹ nhàng êm ái. Cho trẻ bớt sợ và bớt đau mũi.
      • Ngày làm nhiều lần tùy theo tình trạng tiết nhầy mũi. Thường có thể 4-6 lần, tùy theo.

      Bơm rửa mũi

      Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất, bạo lực nhất và bị đồn thổi nhiều nhất. Vậy có nên làm phương pháp này không?

      Có thể làm nếu: Phụ huynh được huấn luyện + Đứa trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Hầu hết trẻ con không ưa thích phương án này, chúng la khóc giãy đạp rất kinh. Nếu vậy tốt nhất là không nên làm, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lí. Chỉ có trẻ nhỏ mấy tháng đầu hoặc những đứa được làm từ nhỏ xíu mới chịu phương pháp này. Và chỉ làm khi các phương pháp trên không hiệu quả, trẻ còn nghẹt mũi nhiều do nhiều nhầy ở sâu.

      Cách làm

      • Cho trẻ nằm nghiêng 1 bên, cổ hơi ngửa.
      • Lót khăn dưới vai-đầu.
      • Dùng cả lọ nước muối sinh lý (5 ml, 10 ml) bóp vào lỗ mũi phía trên với 1 lực vừa đủ (thế nào là đủ chỉ người làm mới biết)
      • Quan sát lỗ mũi bên dưới làm sao khi ta bóp vào bao nhiêu nước thì có bấy nhiêu nước chảy phía dưới thành dòng liên tục là được.
      • Không được bóp mạnh đột ngột, mỗi lần có thể dùng đến 1-3 lọ nước muối, tới khi nào tương đối sạch thì thôi.
      • Lặp lại tương tự với bên mũi kia.

      Phải đảm bảo bàn tay người vệ sinh và dụng cụ luôn sạch sẽ. Trẻ có thể ngồi nếu trẻ biết ngồi và hợp tác.

      Trẻ lớn có thể tự rửa mũi bằng 1 số dụng cụ khác cách làm tương tự cách 4. Trẻ ngồi hay đứng thẳng, cúi đầu về phía trước 30 – 45 độ, hít sâu, đưa dụng cụ vào 1 bên lỗ mũi vừa bóp vừa há miệng thở ra, nước rửa mũi sẽ di chuyển từ mũi bên này sang mũi bên kia. Phương pháp này trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể làm được.

      Lưu ý

      • Làm lúc trẻ thức và đói bụng
      • Khi áp dụng phương pháp bơm rửa hay tự rửa bằng dụng cụ ở trẻ lớn, dung dịch vệ sinh mũi cần làm ấm lên 34- 35 độ (dùng nhiệt kế để đo hoặc nhỏ vài giọt nước vào cánh tay để xem độ ẩm vừa phải, dễ chịu hay chưa. Tránh dùng nước lạnh vì sẽ gây có mạch đôi khi gây tắc vòi nhĩ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm tai