Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      Đau tăng trưởng

      Trang Chủ » Cơ - Xương - Khớp » Đau tăng trưởng

      Tác giả: Trần Công12/03/2021

      Chứng đau chi tái phát , tự giới hạn khiến cho cha mẹ và bản thân đứa bé cũng như người chăm sóc trẻ không thể lí giải được gọi là đau tăng trưởng. Chứng đau này được mô tả lần đầu trong y văn vào năm 1823. Thời đó chúng được mô tả lẫn lộn với chứng thấp khớp. Cho đến 1930-1940 chứng đau tăng trưởng mới được phân biệt khỏi nhóm bệnh thấp và các bệnh lí thần kinh khác .

      Đau tăng trưởng là lành tính thường sẽ tự hết sau 1-2 năm, tuy nhiên trước khi chẩn đoán đau tăng trưởng cần phải loại trừ các nguyên nhân bệnh khác cũng gây đau chi.

      Đau tăng trưởng

      Trẻ nào hay bị và tuổi nào hay bị?

      Tuổi : thường gặp ở trẻ 2-12 tuổi .

      Tần suất : 4- 37 % tùy thuộc vào nghiên cứu, với trẻ tuổi học đường thì tần suất vào khoảng 10- 20 % , bé gái bị nhiều hơn bé trai một chút

      Nguyên nhân nào khiến trẻ đau?

      Thực ra nguyên nhân cho đến nay cũng chưa được biết một cách rõ ràng, mặc dù nó xuất hiện trong lứa tuổi đang lớn nhưng sự tăng trưởng chưa chắc thực sự gây ra chứng đau này. Chứng đau này không trùng hợp với giai đoạn tăng trưởng mạnh, cũng không liên quan tới vị trí tăng trưởng, và nó không ảnh hưởng gì tới sự lớn lên của đứa bé. Các rối loạn cảm xúc và tâm thần có thể thường được đề cập như là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu hệ thống hơn nữa .

      Có 1 vài nguyên nhân cũng được đề xuất bao gồm: sự mệt mỏi, sự vận động quá mức của chi….

      Trong một nghiên cứu dựa trên dân số lớn cho thấy, chứng đau tăng trưởng có liên quan tới các chứng đau tái diễn khác như đau đầu, đau bụng. Trong 1 nghiên cứu ở trẻ em, 45 % những đứa trẻ bị đau đầu tái diễn thì cũng có đau tăng trưởng kèm theo, và chúng thường được cha mẹ mô tả là những đứa trẻ dễ nhạy cảm với đau, dễ phản ứng quá mức với các stress và đôi khi có triệu chứng của trầm cảm. Trong 1 nghiên cứu khác ở trẻ em cho thấy, những trẻ đau tăng trưởng có ngưỡng chịu đau thấp hơn trẻ khác.

      Đặc điểm nhận dạng đau tăng trưởng?

      Xảy ra chủ yếu ở trẻ tiền học đường và tuổi học đường .

      Đau thường là ở chi dưới, đau ở chi trên cũng có thể xảy ra nhưng phải đi kèm đau chi dưới

      Thường đau 2 bên, đau sâu bên trong chân. Vị trí hay gặp là bắp chân và đùi

      Đau có thể khiến em bé khóc. Có những giai đoạn không triệu chứng .

      Ở trẻ lớn ( 6-12 tuổi) chúng có thể mô tả cơn đau giống như bị chuột rút , khó chịu ở chân, mỏi chân giống như khi leo núi….

      Đau thường xảy ra vào buổi tối hoăc nửa đêm và có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thường hết vào buổi sáng nhưng một số trẻ có thể than phiền đau cả vào ban ngày.

      Đau tăng trưởng

      Cơn đau có thể dịu đi nhờ mát xa, chườm ấm , hoặc thuốc giảm đau như: acetaminophen và ibuprofen

      Trẻ vẫn hoạt động bình thường, không biến dạng chi

      Có liên quan tới chứng đau đầu, đau bụng tái phát ở 1/3 số trẻ

      Tiền sử gia đình có người bị đau tăng trưởng hoặc các bệnh thấp khác khá là phổ biến

      Đau tăng trưởng là tình trạng mạn tính, nhưng có từng đợt. Tổng thời gian đau có thể kéo dài cả năm và dai dẳng đến tuổi thanh niên .

      Chẩn đoán:

      Dựa vào các đặc điểm lâm sàng mô tả ở trên xảy ra trên 1 đứa trẻ khỏe mạnh và không bị đau vào ban ngày. Khi đó không cần thiết chụp chiếu hay xét nghiệm gì cả .

      Tiêu chuẩn thường được chấp nhận cho đau tăng trưởng bao gồm :

      • Đau thường xảy ra vào cuối ngày hoặc có thể đánh thức đứa trẻ.
      • Đau phải đủ nặng để làm gián đoạn hoạt động bình thường, bao gồm cả giấc ngủ.
      • Đau không liên quan đến khớp.
      • Tháng nào cũng đau trong ít nhất ba tháng.
      • Đau từng đợt, có những giai đoạn không đau kéo dài ít nhất vài ngày.
      • Đau nhiều hơn nếu ban ngày hoạt động nhiều
      • Khám không thấy bất thường.
      • Các xét nghiệm , chụp chiếu… nếu có làm thì kết quả đều bình thường

      Chẩn đoán phân biệt:

      Cần loại trừ các tình huống sau:

      • Chấn thương
      • Khối u xương hoặc ung thư máu
      • Các loại nhiễm trùng
      • Hoại tử xương
      • Rối loạn chuyển hóa
      • Bệnh hồng cầu hình liềm
      • Thiếu mạch máu nuôi
      • Các rối loạn dạng thấp : ví dụ viêm khớp thiếu niên tự phát …

      Hầu hết các rối loạn này có thể được loại trừ nhờ hỏi kĩ bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết
      Các khối u, nhất là u xương là khó phân biệt với đau tăng trưởng nhất vì nó cũng đau thường vào ban đêm. Đau tăng trưởng thường đau 2 bên trong khi u xương thường đau 1 bên. Đôi khi có thể nhìn thấy hay sờ thấy khối u.
      Bệnh bạch cầu cũng cần phải được nhận ra, thông thường bệnh này sẽ có các biểu hiện toàn thân: sốt, thiếu máu, xuất huyết, sụt kí,…

      Điều trị chứng đau này như thế nào?

      Giải thích cho bệnh nhân và gia đình là một công việc rất quan trọng kế hoạch quản lý đau tăng trưởng. Sự hiểu biết về bản chất tự nhiên của rối loạn này có thể làm giảm bớt lo lắng, lo sợ không cần thiết

      Các thuốc giảm đau cấp tính chẳng hạn : acetaminophen, ibuprophen có thể có ích. Đặc biệt là trẻ tăng hoạt động vào ban ngày, hoặc là chu kì đau lặp đi lặp lại đánh thức trẻ vào ban đêm thì có thể cho acetaminophen và ibuprophen trước khi đi ngủ để phòng cơn đau và giúp trẻ ngủ qua đêm. Ngoài ra Naproxen là một thuốc giảm đau kéo dài có thể cho trẻ sau bữa ăn tối để giúp trẻ ngủ tốt, tuy nhiên không nên sử dụng những thuốc này kéo dài quá vài ngày .

      Mát xa, chườm ấm cũng có ích trong việc làm dịu cơn đau

      Không cần thiết hạn chế hoạt động của đứa trẻ vào ban ngày chỉ để phòng ngừa chứng đau vào ban đêm.

      Các bài thể dục căng cơ cũng làm giảm được triệu chứng đau mạn tính này

      Trẻ nên được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu không phải của đau tăng trưởng.