Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      KHI BÉ BỊ GÃY RĂNG

      Trang Chủ » Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu Hồng Vân » KHI BÉ BỊ GÃY RĂNG

      Tác giả: Trần Công03/06/2020

       

      BS LƯU HỒNG VÂN- Pk Nhi khoa Sunshine

       

      Trong sinh hoạt, chơi đùa hằng ngày, trẻ không tránh khỏi những lúc bị đau, bầm. Trong một số trường hợp nặng, khi có chấn thương vùng răng miệng, thì việc sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ rất quan trọng.

      Chấn thương răng thường xảy ra do tai nạn hoặc khi chơi thể thao. Phần lớn chỉ là chấn thương nhỏ gây sứt mẻ răng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những lực va chạm mạnh gây bật răng ra khỏi ổ răng. Việc điều trị tùy thuộc vào mức đô nghiêm trọng của chấn thương, vị trí gãy răng và cần được đánh giá bởi nha sĩ. Tuy nhiên, việc xử trí tốt ban đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.

      Nếu răng bị lung lay, hoặc bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu sau chấn thương: hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức.

      Nếu răng bị rơi ra khỏi ổ răng:

      Trấn an bé

      Cho bé súc miệng với nước sạch

      Cầm máu bằng cách cho trẻ cắn bông gòn tại nơi răng rơi ra khỏi ổ.

      Chạm vào thân răng ( phần trên của răng ), không chạm vào chân răng vì vùng này có nhiều mạch máu và dây thần kinh.

      Các răng sữa sau khi bị rơi ra khỏi ổ răng thường không cần cắm lại vào miệng vì sẽ ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Việc tiếp theo cần làm là chờ đợi tới khi răng vĩnh viễn mọc lên.

      Nếu răng bị rơi ra là răng vĩnh viễn:

      • Lau rửa nhẹ nhàng những phần dơ nếu có, không quá 10 giây. Đừng cố gắng cạo hay chà mạnh vì sẽ làm tổn hại đến dây chằng nha chu giúp kết nối lại răng sau khi cắm. Đừng dùng xà phòng hay cồn, hay chất sát khuẩn nào để cố làm cho răng sạch hoàn toàn.
      • Đặt răng trở lại trong miệng đúng vị trí nếu được. Sau đó đặt gạc lên và bảo bé cắn chặt để cố định răng. Nếu cha mẹ không chắc chắn đặt được răng vào ổ răng thì chiếc răng gãy nên được bảo quản trong dung dịch SỮA TƯƠI KHÔNG ĐƯỜNG hoặc NƯỚC MUỐI SINH LÝ.
      • Người lớn hay bé lớn có thể ngậm răng ở vùng má nếu được.

      Sau đó đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt- trong vòng 60 phút sau khi xảy ra sự cố. Chiếc răng sẽ tăng nguy cơ “sống sót” nếu được cắm sớm trở lại vào ổ cắm. Thời gian răng ở bên ngoài càng lâu thì tỉ lệ thành công càng giảm.

       

      Lưu ý:

      NƯỚC  KHÔNG LÀ GIẢI PHÁP LƯU TRỮ CHIẾC RĂNG ĐÃ BỊ BẬT RA KHỎI Ổ TỐT NHẤT.

      KHÔNG TRỮ RĂNG TRONG KHĂN ĂN HAY KHĂN GIẤY vì răng bị khô sẽ gây hỏng các dây chằng nha chu.