Phòng Khám Nhi Sunshine

Save Vietnamese Children

Hotline:

028.9995.8679

Hotline:

028.9995.8679

ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.







    ĐĂNG KÝ HẸN KHÁM









      *Vui lòng kiểm tra kỹ về Địa điểm phòng khám, Khoa khám bệnh, Bác sĩ, Ngày khám, Giờ khám trước khi thực hiện bước tiếp theo.


      TRỮ & DÙNG THUỐC AN TOÀN CHO BÉ

      Trang Chủ » Bác Sĩ Nhi Khoa Lưu Hồng Vân » TRỮ & DÙNG THUỐC AN TOÀN CHO BÉ

      Tác giả: Admin15/04/2020

      ( BS LƯU HỒNG VÂN- PK Nhi Khoa Sunshine )

       

      Làm thế nào để cho bé được sử dụng thuốc một cách an toàn là một câu hỏi khó. Nhiều cha mẹ hiểu rằng rất áp lực khi cho trẻ dùng thuốc, vì một thay đổi nhỏ về liều lượng có thể để lại tác dụng phụ nghiêm trọng. Dùng thuốc an toàn có nghĩa là cần biết KHI NÀO NÊN DÙNG & KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG. Luôn tham khảo BS nếu bạn không chắc chắn về điều này.

      Thông thường chăm sóc tích cực sẽ giúp hồi phục bệnh, ví dụ như khi bé bị cảm lạnh nên nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước. Khi bé bị nghẹt mũi, việc vệ sinh mũi thường xuyên sẽ giúp làm mềm các dịch mũi, thông thoáng đường thở.

      ĐIỀU CẦN BIẾT

      Để sử dụng thuốc ( theo toa hoặc không kê đơn ) một cách an toàn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi cho bé dùng. Khi cho con uống thuốc, cha mẹ cần biết:

      • Tên thuốc, mục đích dùng thuốc là gì
      • Liều cần dùng: mỗi lần uống lượng bao nhiêu, uống mấy lần trong ngày, trong thời gian bao lâu
      • Đường dùng: uống, khí dung, nhét hậu môn, bôi ngoài da, nhỏ mũi, nhỏ tai…
      • Có hướng dẫn đặc biệt bắt buộc cần tuân thủ hay không, ví dụ như dùng thuốc lúc bụng đói hoặc no
      • Cần bảo quản thuốc như thế nào, bảo quản trong thời gian tối đa bao lâu rồi cần phải bỏ
      • Tác dụng phụ phổ biến, hay gặp là gì
      • Thuốc này có tương tác gì với các loại thuốc bé đang dùng không
      • Nếu lỡ quên 1 liều thì cần khắc phục như thế nào

       

      MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC:

      • Liều thuốc được cho dựa trên cân nặng, một số thuốc chỉ dùng ở lứa tuổi nào đó, do đó cần thông báo cho BS biết chính xác về cân nặng và số tháng tuổi của bé. Liều quá thấp sẽ không có hiệu quả điều trị, liều cao quá có thể gây nguy hiểm.
      • Cho BS biết bé có bị dị ứng với loại thuốc nào hay không, hoặc đang uống thuốc gì khác hay không.
      • Có vài loại thuốc không kê toa để điều trị sốt, giảm đau nhức như Acetaminophen hay Ibuprofen cũng cần hỏi ý kiến BS trước khi cho bé dùng.
      • Không cho bé dưới 6 tuổi dùng thuốc trị ho, cảm nếu không có ý kiến của BS. Những sản phẩm này chưa được chứng minh có hiệu quả ở trẻ mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Dễ dàng tìm thấy một loại thuốc có chứa 2-3 thành phần khác nhau, nếu bé có uống thêm thuốc khác cũng có thành phần tương tự thì dễ tăng nguy cơ ngộ độc do quá liều.
      • Luôn hỏi BS dù là thuốc không kê đơn để đảm bảo an toàn cho bé.
      • Nhiều thuốc kê toa BS cần được dùng đủ liều, đủ ngày, không ngưng giữa chừng cho dù bé đã khỏe hơn ( ví dụ như thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm vi trùng ), để tránh tình trạng bệnh tái phát trở lại.
      • Không dùng Aspirin cho trẻ vì nhiều khả năng gây ra hội chứng Reye- biểu hiện là nôn trớ, ói mửa, mệt nhanh chóng gây ra hôn mê và nguy hiểm tính mạng. Một số thuốc không kê đơn trong điều trị đau đầu, nôn ói có chứa Aspirin. Một số thuốc chứa Aspirin nhưng thành phần ghi là salicylate hoặc acetylsalicylate. Hãy lưu ý và không cho bé dùng chúng.

      MỘT SỐ CĂN BẢN VỀ DÙNG THUỐC AN TOÀN

      • Luôn hỏi BS với căn bệnh của bé có cần thiết phải dùng thuốc hay không
      • Chỉ uống thuốc với liều đúng như toa BS đã kê, không dùng CHO HẾT THUỐC. Có đôi khi nhà thuốc sẽ bán liều dư ra chút để phòng hờ trường hợp bị đổ mất hay đong liều sai. Nếu đã uống đủ theo toa nhưng vẫn còn dư thuốc thì hãy bỏ đi. Đối với các thuốc có thể giữ lại dùng cho lần sau ( hạ sốt ), hãy theo dõi ngày hết hạn để đảm bảo không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
      • Không cho bé dùng thuốc được kê cho bé khác, vì mỗi bé sẽ có cân nặng khác nhau nên liều dùng sẽ khác nhau.
      • Không cho bé dùng thuốc của người lớn.
      • Hỏi lại BS hay DS nếu bạn thấy có thành phần thuốc giống nhau trong 2 loại thuốc bé dùng
      • Không dùng thuốc đã hết hạn, thuốc trong bao bì đã bị xé, mở nắp.

       

      CHO BÉ UỐNG THUỐC

      • Kiểm tra lại lần nữa về toa thuốc và thuốc bạn đang giữ có trùng khớp với nhau hay không
      • Đọc kỹ TOÀN BỘ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc. Một số thuốc yêu cầu lắc đều chai trước khi dùng để thuốc được trộn đều.
      • Dùng thuốc khi bụng đói hay no.
      • Đong liều thuốc cho chính xác. Những bé quá nhỏ không thể uống thuốc từ muỗng hay ly thì có thể cho thuốc vào ống tiêm & bơm từ từ vào miệng bé để tránh nguy cơ bé nhổ ra ngoài. Không đong bằng muỗng ăn thông thường của bé vì thường không chính xác, mà hãy nên đong liều thuốc cho bé bằng những ống định liều có sẵn trong chai thuốc hoặc mua sẵn những xylanh để đong thuốc.
      • Cho bé uống hết thuốc trong cùng 1 lần để đảm bảo có hiệu quả. Nếu lỡ quên một liều, không bao giờ cho bé uống “gấp đôi” lên để bù lại liều đã quên đó.

      LÀM GÌ NẾU BÉ KHÔNG CHỊU UỐNG THUỐC?

      • Một số bé thích uống thuốc “đã được làm lạnh”. Hỏi BS/ DS xem loại thuốc của bé có trữ được trong tủ lạnh hay không vì một số thuốc có khả năng bị giảm hiệu quả ở nhiệt độ lạnh.
      • Trước khi trộn thuốc với thức ăn hay nước, hãy đảm bảo thuốc không bị giảm tương tác với các thức ăn khác. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ thức ăn hoặc nước uống để đảm bảo bé uống hết thuốc. Tránh trộn thuốc vào nguyên một bình sữa để phòng hờ trường hợp bé bú không hết bình sữa đó.
      • Nếu dùng xylanh để bơm thuốc vào miệng trẻ, hãy đưa xylanh vào mặt trong của má- nơi không có vị giác.
      • Nếu bé khó nhai hay khó nuốt cả một viên thuốc, hãy hỏi DS xem thuốc đó có nghiền với một ít thức ăn mềm hay không ( như bánh pudding hoặc táo ). ( hiệu quả của một số loại thuốc có thể giảm khi nghiền nát viên thuốc ).
      • Một số loại thuốc bổ sung mùi chocolate, mùi dâu… để hấp dẫn bé hơn. Tuy nhiên hãy hỏi BS về sự an toàn của hương liệu trong y khoa, đặc biệt nếu bé bị dị ứng với chất ngọt hay chất nhuộm màu.
      • Không bao giờ gọi thuốc là kẹo. Một số bé sẽ vô tình dùng thuốc quá liều do nghĩ rằng đó là món ngon. Thay vào đó hãy giải thích đó là thuốc và bé cần thuốc để bé khỏe hơn, tuy nhiên hãy giám sát kỹ lượng thuốc bé dùng.
      • Nếu bé nôn hoặc phun thuốc ra ngoài, không cho liều mới ngay mà cần hỏi ý kiến BS.
      • Nếu bé không khỏe hơn hay thậm chí nặng hơn khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến BS.

       

      TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

      • Sau khi cho bé một liều thuốc, hãy lưu ý tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng. BS sẽ thông báo hoặc cha mẹ cần đọc trên hướng dẫn sử dụng thuốc để biết thông tin này.
      • Nếu bé bị nổi mẫn, nổi ban, ói, tiêu chảy, hãy liên hệ với BS. Nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây ra phản ứng này.
      • Nếu bé khò khè, khó thở, khó nuốt sau khi dùng thuốc, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc gọi 115. Đây có thể là triệu chứng của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
      • Đôi khi trẻ có phản ứng bất thường với một số loại thuốc như tăng động từ Diphenhydramine, thường khiến người lớn cảm thấy buồn ngủ. Hãy báo cho BS biết nếu có điều này xảy ra.

       

      TRỮ THUỐC NHƯ THẾ NÀO?

      • Đọc hướng dẫn lưu trữ trên nhãn thuốc. Một số thuốc cần được trữ lạnh, nhưng đa số chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
      • Không đặt tủ thuốc trong phòng tắm do độ ẩm từ vòi sen và bồn tắm. Không để gần bếp do quá nóng.
      • Trẻ có thể mở được nắp chai thuốc. Hãy khóa kỹ nắp chai thuốc nếu được. Nếu khách tới nhà có thuốc trong ví, túi, áo khoác, hãy đảm bảo chúng đặt xe khỏi tầm mắt và tầm tay của bé.

      VỨT BỎ THUỐC AN TOÀN

      • Chắc chắn thuốc được vứt ở xa tầm tay của bé và ở nơi an toàn, không làm ô nhiễm môi trường. Không vứt thuốc trong nhà vệ sinh.
      • Bẻ nhỏ viên thuốc hoặc trộn với bã cà phê chẳng hạn để trẻ và thú nuôi trong nhà không bị nguy hiểm. Sau đó bỏ vào túi kín và cho vào thùng rác.
      • Hoàn thuốc về nhà thuốc nếu nhà thuốc có nhận thu gom thuốc cũ đã quá hạn sử dụng. ( tại nước mình chưa thấy có thu gom thuốc cũ )
      • Cẩn thận trong việc bỏ thuốc giảm đau không sử dụng kịp do hết hạn vì có nguy cơ bị trộm hoặc lạm dụng thuốc.
      • Đối với kim tiêm, bỏ vào hộp cứng như hộp nhựa dày hoặc hộp kim loại và vặn nắp chặt để tránh gây nguy hiểm cho người khác.